- Quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế hiện tại lạc hậu, thiếu và không đáp
2.2.1. Xác định sự cần thiết phải đầu tư, nghiên cứu luận chứng còn thiếu khách quan và khoa học
quan và khoa học
Theo quy định của các nước phát triển và ngay trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, trong quy trình thực hiện một DA ĐT, bước khởi đầu không thể bỏ qua là lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo về cơ hội ĐT. Báo cáo này phải trả lời với những luận cứ khoa học, khách quan câu hỏi: Vì sao phải ĐT vào DA đó? Những vấn đề mang tính nguyên tắc cần được giải đáp khi xác định sự cần thiết phải ĐT bao gồm:
- Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ và xác định phương thức ĐT: mở rộng, cải tạo hay XD mới.
ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa
- Xác định quy mô của DA, trong đó những nội dung quan trọng nhất là xác định công suất sản xuất, năng lực phục vụ, diện tích chiếm đất, phạm vi của DA, các khu vực ảnh hưởng của DA…
- Lựa chọn quy mô và phân kỳ ĐT, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật từng giai đoạn ĐT và dự kiến thời hạn thực hiện từng giai đoạn ĐT.
Nguyên tắc quan trọng của báo cáo về sự cần thiết phải ĐT là phải được XD một cách khách quan, trung thực và dựa trên những căn cứ khoa học. Vì vậy, có thể xẩy ra trường hợp, trong chương trình, kế hoạch ĐT của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã có việc thực hiện một DA ĐT nào đó, ở một địa điểm cụ thể nào đó, song báo cáo về sự cần thiết phải ĐT dựa trên những nghiên cứu khách quan và khoa học có thể đưa ra kết luận: không cần thiết phải ĐT, không nên ĐT tại đó. Đó là ý kiến phản biện rất quan trọng cần thiết với vai trò của nhà tư vấn lập DA. Nhà quản lý công tâm, khách quan, vì sự phát triển của đất nước, cần lắng nghe những ý kiến phản biện như vậy và có thể không ra quyết định phê duyệt DA, dừng ý định thực hiện ĐT theo kế hoạch.
Nguyên tắc là như vậy, song trong việc thực hiện các DA ĐT ở nước ta vào những năm vừa qua, không ít trường hợp đã làm ngược lại. Khi một tổ chức hoặc một cá nhân có quyền lực, có vốn đã cho rằng phải ĐT DA nào đó ở vùng này hoặc vùng kia, thì luận chứng kinh tế được viết để minh chứng khẳng định rằng nhất thiết phải ĐT DA đó. Các báo cáo về cơ hội ĐT, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi được lập rất đầy đủ, bài bản, lập luận đầy sức thuyết phục nhưng những dữ liệu được sử dụng trong đó lại không được ai kiểm định. Và trong quá trình triển khai, DA phải phê duyệt điều chỉnh lại, với những sự sai khác rất lớn so với DA được duyệt ban đầu về tiền vốn ĐT, thời gian thực hiện..
Những thuyết minh đầy tính thuyết phục đã dẫn đến hàng loạt các quyết định ĐT trở thành các phong trào ĐT XD hàng loạt cảng biển quy mô nhỏ, nhà máy đóng tàu, thuỷ điện nhỏ, hàng loạt nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy cán thép mini, sân golf, các khu công nghiệp. Hậu quả đó đã sinh ra các cảng biển không có tầu cập, giá thành dịch vụ cảng đua nhau hạ, các nhà máy đóng tàu XD dở dang, cầm chừng, các sân golf không có người chơi, chợ không có người họp, thuỷ điện gây nguy cơ lớn về
ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa
Luận văn thạc sĩ kinh tÕ
môi sinh. Nhiều tỷ đồng đã tiêu tốn cho việc ĐT đó là một sự lãng phí vô cùng lớn cho dù đó là tiền của Nhà nước hay của các nhà ĐT tư nhân.
Đó chính là ĐT theo phong trào, ĐT theo những mệnh lệnh chủ quan, và hậu quả hàng hoạt các dự án triển khai đầu tư với hiệu quả thấp, lãng phí và những kẽ hở cho tham nhũng từ nguồn vốn ĐT đã và là những chuyện đang diễn ra trong thực tế.
Nhiều DA ĐT, nhiều CTXD gây tác động xấu về môi trường, thiếu tính khoa học, vô cảm với vấn đề môi trường, môi sinh trong việc lập quy hoạch, phê duyệt DA. Đặc biệt hiện nay, dư luận đang rất bức xúc về phong trào ĐT XD thuỷ điện tại các tỉnh miền trung.
Việc ĐT XD các công trình thuỷ điện trong hàng chục năm qua đã mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội ở nhiều địa phương. Hiện cả nước có khoảng 800 DA thuỷ điện vừa và nhỏ, trong đó ở Miền trung là 335 DA. Trong hệ thống cung ứng điện năng, thuỷ điện là nguồn cung ứng linh hoạt nhất, nhờ khả năng tăng, giảm công suất rất nhanh, trong khi các nhà máy nhiệt điện, nhất là các tổ máy công suất lớn không có khả năng này. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh về thuỷ điện, trên thực tế đã gây hậu quả lớn về môi sinh. Tình trạng tính toán, quy hoạch bất hợp lý về các công trình thuỷ điện, tính toán sai về dòng chảy, lưu lượng nước... trên hệ thống sông Gia vu tại Miền Trung đã làm cho khoảng 40 vạn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, hàng chục vạn hécta đất ở vùng hạ du sông Gia Vu tại hai tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng lâm vào hạn hán. Một số giải pháp khắc phục sự cố trên được đưa ra sau khi nảy sinh các vấn đề trên trong thực tế như đảm bảo trả lại nước qua cống điều tiết của thân đập chính, XD 304 hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp, xong cũng cho chúng ta thấy, chính sự phát triển ồ ạt các công trình thuỷ điện (theo quy hoạch có tới bảy công trình thuỷ điện lớn, nhỏ trên sông Gia vu) mà thiếu sự quan tâm đến môi trường, đến dân sinh, thậm trí đã bỏ qua việc lấy ý kiến phản biện từ chính quyền địa phương - nơi XD công trình, đã dẫn tới hậu quả tệ hại nói trên. Sự phát triển thái quá các công trình thuỷ điện gây hạn hán vùng hạ du vào mùa khô (do các nhà máy phải tích nước để đảm bảo sản lượng phát điện), gây ra những mối hoạ lớn ở nhiều địa phương cho hàng triệu người dân ở những nơi có quá nhiều công trình thuỷ điện. Theo quy hoạch
ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa
của ngành điện, từ nay đến năm 2020, có 60 DA lớn (từ trên 54MW đến 2.400 MW) sẽ được ĐT, Nhưng số DA thuỷ điện vừa và nhỏ (30MW trở xuống) dường như đang phát triển rất mạnh. Kontum có khoảng 80 DA, Quảng Nam có khoảng 57 DA, Đăknông có 64 DA, nhiều DA quy mô công suất chỉ khoảng 5-10MW. Nhưng việc ĐT, triển khai quá nhanh các DA thuỷ điện này đã gây nguy cơ to lớn về môi trường, môi sinh trong khi nhiều chính quyền địa phương không đủ khả năng thẩm định, đánh giá để cấp phép. Hiện nay, các nhà máy thuỷ điện đã chiếm khoảng 40% tổng công suất nguồn điện của Việt Nam. Theo quy hoạch ngành điện, tới năm 2010, với tổng công suất nguồn khoảng 16.500 - 17.000 MW, thuỷ điện chiếm tới 42,4%m nhiệt điện than chiếm 18,2% và điện khí chiếm 39,4%, đến năm 2020, thuỷ điện sẽ chiếm 62%. Đây là cơ cấu bất hợp lý cho hệ thống cung ứng điện của Việt Nam. Theo khuyến cáo của tổ chức quốc tế, các tổ chức hoạt động về môi trường, Việt Nam nên hạn chế tỷ lệ thủy điện, dưới 30%, không chỉ vì vấn đề môi trường mà chính vì Việt Nam cũng như các nước Campuchia, Lào không kiểm soát được lưu lượng nước thượng nguồn.
Tình trạng quyết định ĐT XD hạng loạt các thuỷ điện vừa ở Tỉnh Lâm Đồng cũng là một ví dụ cho vấn đề này. Theo nguồn tin từ báo Lao Động, tính đến tuần cuối tháng 7.2009, cả tỉnh có hơn 40 DA thuỷ điện vừa và nhỏ được UBND tỉnh cấp giấy phép ĐT. Theo quy hoạch, giai đoạn từ năm 2004-2010, Lâm Đồng sẽ có 91 công trình thuỷ điện vừa và nhỏ được XD và hoàn thành, với tổng vốn lên đến gần 1.000 tỷ đồng. Ngay sau khi có kế hoạch, chỉ không đến 3 năm sau, Lâm Đồng đã kêu gọi được khá nhiều nhà ĐT lập DA và tiến hành các thủ tục ĐT, thế nhưng đến nay, trong tổng số hơn 40 DA đã được cấp phép, chỉ có 15 DA được triển khai đặc biệt, chưa có công trình nào được XD theo đúng tiến độ đề ra. Theo báo cáo của Sở Công Thương Lâm Đồng, nguyên nhân của việc các DA triển khai chậm hoặc đang bị “treo” là vì công tác giải phóng mặt bằng, giá đền bù giải phóng mặt bằng, khả năng về vốn, việc thay đổi thiết kế. Tình trạng “treo” DA thuỷ điện vừa và nhỏ nói trên không những làm ảnh hưởng không tốt đến chủ trưởng kêu gọi ĐT của tỉnh Lâm Đồng, mà hệ luỵ của nó còn đổ lên đầu rất nhiều hộ dân sinh sống và canh tác nông
ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa
Luận văn thạc sĩ kinh tÕ
nghiệp trong vùng DA. Theo quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lâm Đồng mới được điều chỉnh, thì cả tỉnh có đến 91 điểm sẽ được XD công trình, với tổng vốn 9.000 tỉ đồng (quy hoạch ban đầu là 68 điểm, với tổng số vốn 5.700 tỉ đồng). Đến nay, có thể nói, quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004-2010 đã bị phá sản một phần.
Từ năm 2004 đến nay, đã có nhiều ý kiến của các nhà khoa học cảnh báo hiện tượng “loạn ĐT cảng biển” với quy mô khai thác không hợp lý, thiếu cảng nước sâu, ĐT chủ yếu là các cảng nhỏ cho tầu dưới 10.000 DWT, hiệu quả ĐT thấp, trong khi lại bỏ ngỏ thị trường tiềm năng là cảng nước sâu cập tầu lớn. Theo giới phân tích, hải cảng của Việt Nam hiện quá nhỏ và quá nông. Với 3.200 km bờ biển, tàu bè vẫn đang ra vào bốc xếp hàng hoá tại các cảng của Việt Nam, bên cạnh đó 90% vận tải hàng hoá của Việt Nam là bằng đường biển nhưng Việt Nam không có cảng nước sâu. Hiện nay, hầu hết hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phải trung chuyển tới các tàu lớn neo đậu ở Đông Nam Á, làm tăng giá thành xuất khẩu. Vận tải và bốc xếp trung chuyển làm cho chi phí vận tải tăng thêm tới 28%, làm mất đi những lợi thế so sánh so với một số nước trong khu vực. Hơn nữa, việc thiếu đồng bộ trong việc quy hoạch cảng biển cùng với hệ thống đường sắt cũng ảnh hưởng đến năng lực, hiệu quả khai thác trong ĐT XD. Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp cảng Cái Lân thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cảng này được đưa vào hoạt động khi chưa nối liền với mạng đường sắt quốc gia. Thậm chí, luồng tàu vào cảng cũng chưa có khả năng phục vụ tàu trọng tải tới 40.000 tấn như tính toán trong DA. Do vậy mà khả năng thu hút các hãng vận tải hàng hải lớn, khải năng giảm chi phí vận chuyển của cảng này bị hạn chế. Mặc dù được đánh giá là ĐT ồ ạt vào cảng hàng hoá với năng lực khai thác đối với tàu nhỏ nhưng lại mắc vào tình trạng lãng quên hệ thống cảng khách và cảng phà, hệ quả là hiện tại nước ta cho đến năm 2008 có tổng số gần 120 cảng biển nhưng chưa hề có một cảng phà, cảng khách nào cho tàu từ Việt Nam đến các nước vây quanh biển Đông như Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Philipin, Sigapo, Thái Lan. Tàu Hoa Sen của Vinashin hành trình từ Quảng Ninh vào TP Hồ Chí Minh và ngược lại cũng phải mượn tạm cảng Chân Mây, bến cảng than cũ ở Hòn Gai để neo đậu, nhận và trả
ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa
khách. Cái được của phong trào ĐT cảng là khả năng đáp ứng tốc độ tăng trưởng sản lượng luân chuyển và xuất nhập khẩu hàng hoá, nhưng cũng cần phải có những ĐT lớn, thích ứng và kịp thời để có thể khai thác được tiềm năng và cơ hội do dòng vốn ĐT mang lại.
Nhiều DA được phê duyệt làm thủ tục hợp lý hoá cho quyết định ĐT được định trước, bước lập DA ĐT không được CĐT căn cứ để xem xét xem có quyết định ĐT theo hướng đó nữa hay không trên cơ sở của một nghiên cứu khoa học mà chỉ là một thủ tục phải làm. Hàng loạt các DA nhà máy đóng tàu được khởi công XD, ĐT mở rộng, nâng cao năng lực trong thời gian gần đây như: Hải Hà, Cam Ranh, Đà Nẵng, Thịnh Long, Hoàng Anh, Sông Chanh, Hải Hà, Nhà máy đóng tàu 76, Sông Hồng, Hoà Bình, Phà rừng, Hậu Giang, Soài Rạp... Hiện nay, kế hoạch ĐT bị tạm dừng, kéo dài do không có vốn theo như tính toán trong DA, hoạt động ĐT cầm chừng, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất sản phẩm. Và giải pháp lập DA điều chỉnh là hình thức tiếp tục hợp lý hoá thủ tục trong quá trình ĐT, mang tính chất vừa làm vừa điều chỉnh, làm đến đâu làm thủ tục đến đó. Hàng loạt các DA phải tạm dừng do không có vốn để triển khai của tập đoàn Vinashin vào giữa năm 2008 cũng là thực tế cho những luận cứ ĐT xa rời thực tế, đáp ứng thủ tục hợp lý hoá cho ý định ĐT. Số lượng DA phải điều chỉnh trong quá trình ĐT XD chiếm tỷ lệ lớn (xem bảng 2.8) và chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng lên trong quá trình tiếp tục ĐT. Lý do điều chỉnh DA được dựa vào các nguyên nhân theo quy định hiện hành, nhưng có một nguyên nhân sâu xa hơn đó là chất lượng lập và phê duyệt các DA ĐT này thì trong các DA điều chỉnh hoàn toàn không được nhắc tới để có cái nhìn khách quan, rút ra các bài học kinh nghiệm, cải thiện tình hình trong các DA tiếp theo.
Rất nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành đóng tàu đang rơi vào tình trạng phát triển nóng mà thiếu căn bản, thiếu chiến lược nhưng ĐT dàn trải. Hiện cả nước có 128 cơ sở đóng tàu, trong đó Vinashin có 49 nhà máy. Trong những năm vừa qua, với mục tiêu phát triển mạnh ngành đóng tàu biển, hàng loạt các DA được triển khai ĐT nhưng lại chỉ tập trung vào XD các nhà máy đóng tàu mà chưa chú trọng ĐT vào công tác thiết kế tàu biển. Đây là yếu tố giảm hiệu quả ĐT rất lớn
ĐÒ tài: Nâng cao chất lượng sản phẩm dÞch vụ tư vấn lập DA ĐT XD Học viên: Vò ThÞ KiÒu Bắc; GV hướng dẫn: GVC.TS Đặng Văn Dựa
Luận văn thạc sĩ kinh tÕ
mà chưa được nghiên cứu khắc phục. Các nhà máy khi ra đời phải mua thiết kế của các công ty thiết kế tàu của Nhật bản, Hàn Quốc, BaLan. Mặt khác, việc ĐT hàng loạt các DA đóng tàu còn mắc phải tình trạng đầu tư mất cân đối về tỷ lện giữa đóng và sửa chữa tàu biển, do chỉ chú tâm vào thành lập cơ sở đóng mới nên có quá nhiều nhà máy đóng tàu nhưng lại quá ít cơ sở sửa chữa tàu biển. Trong số 128 cơ sở công nghiệp tàu thuỷ cả nước thì chưa đến 10 đơn vị có khả năng sửa chữa tàu biển có tải trọng từ 6.500 tấn trở lên. Phần lớn các tàu có tải trọng từ 20.000 tấn trở lên đều phải đi sửa chữa tại nước ngoài, gây thiệt hại về mặt tài chính cho các chủ tàu, thất thu ngoại tệ cho đất nước.
Hơn nữa, ngành công nghiệp đóng tàu đòi hỏi sự phát triển song hành của các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện nay, theo ước tính, trên 90% vật liệu, máy và trang thiết bị dùng cho đóng và sửa chữa tàu biển phải nhập từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây âu. Điều này cho thấy ngành đóng tàu Việt Nam hiện chưa thực sự đúng nghĩa là công nghiệp chế tạo mà mới là công nghiệp lắp ráp. Do đó, tốc độ