THCS thông qua HĐGDNGLL
• Nhận thức của đội ngũ GV và CBQL, phụ huynh học sinh về công tác giáo dục đạo đức HS
Sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn của CBQL, GV và phụ huynh học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho HS là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Đây chính là bước đầu tiên, thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường. Nếu không tạo được sự nhất trí cao, đồng thuận thực sự thì khó tránh khỏi những tác động trái chiều, sự bất hợp tác, thậm chí còn là sự cản trở đến công tác giáo dục đạo đức cho HS.
• Phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL và giáo viên
Đội ngũ CBQL trong đó có Hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS. Người Hiệu
trưởng có phẩm chất chính trị vững vàng, tác phong sư phạm mẫu mực, đạo đức trong sáng, có lối sống trung thực, có tấm lòng yêu thương HS sẽ được tập thể sư phạm yêu quý, được nhân dân và học sinh tin tưởng, kính trọng.
Phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời là “tấm gương sáng” về đạo đức, tác phong cho học sinh noi theo.
• Sự phối hợp của nhà trường – gia đình và xã hội
Nguyên lý giáo dục, mục tiêu giáo dục và các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cũng chính là việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Gia đình là cái nôi quan trọng đầu tiên, giáo dục gia đình tốt thì đứa trẻ có điều kiện tiếp nhận tốt sự tác động của các lực lượng giáo dục khác. Gia đình có truyền thống là gia đình ý thức rất cao trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ… Giáo dục trong nhà trường là giáo dục có định hướng, có phương pháp khoa học, có định hướng rõ rệt. Xã hội lại tiếp tục xây dựng các chuẩn mực đạo đức, các quy phạm pháp luật… Cứ như vậy, đứa trẻ càng được sự chăm sóc, giáo dục chặt chẽ của cả gia đình, nhà trường và xã hội thì lớn lên sẽ trở thành những người có lòng tự trọng, có ý thức tự rèn luyện, tự giáo dục bản thân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã đặt ra.
• Môi trường xã hội
Môi trường sống, trong đó có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có tác động không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho HS. Do đó, trong trường học, Hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng cảnh quan sư phạm, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, đảm bảo tính nhân văn từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của HS theo những chuẩn mực mà xã hội hướng tới.
• Các cơ chế, chính sách quản lý giáo dục các cấp
Cơ chế chính sách quản lý giáo dục các cấp có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục đạo đức HS và kết quả quản lý giáo dục đạo đức HS. Chính vì vậy, cơ chế, chính sách đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho HS phải đầy đủ, hợp lý, phải tạo điều kiện về mặt pháp lý, nhân sự, tài chính cho việc tổ chức các hoạt động toàn diện tại trường học. Trong nhà trường, hiệu trưởng cũng cần xác định cơ cấu tổ chức, chế độ hoạt động, chính sách cụ thể, minh bạch trong công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức…
Tiểu kết chương 1
Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội để hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Do đó, giáo dục đạo đức phải trở thành mối quan tâm thường xuyên của toàn xã hội, là vấn đề trọng yếu trong chiến lược giáo dục đào tạo, vì sự phát triển của con người và xã hội.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quytắc, chuẩn mực xã hội nhằm thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức của con người. Quản lý giáo dục đạo đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức của học sinh, đảm bảo quá trình giáo dục đạo đức đúng hướng, phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được xã hội thừa nhận. HĐNGLL là hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả tốt trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.
Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua HĐGDNGLL bao gồm: Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL theo từng chủ điểm hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc ngày hoạt động cao điểm trong tháng; Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL; Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL.
Từ cơ sở lý luận khoa học đã nghiên cứu và trình bày trên đây sẽ là tiền đề dẫn dắt, soi rọi cho việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức trong chương 2.
CHƯƠNG 2