Đầu năm học Hiệu phó chuyên môn phối hợp cùng với tổ trưởng chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 77 - 81)

môn lên kế hoạch và công bố cho các giáo viên trong tổ của mình biết. Trong đó có phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động của các đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến quá trình kiểm tra. Mặt khác, giáo viên cũng cần căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, đánh giá để có kế hoạch xây dựng kế hoạch bài dạy và tiến hành công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch kiểm tra, đánh giá đã được công bố.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cần phối hợp chặt chẽ các hình thức kiểm tra giữa trực tiếp và gián tiếp, giữa thường xuyên và đột xuất….Khi có kết quả đánh giá cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Thứ nhất, cần thực sự thấm nhuần triết lý kiểm tra, đánh giá đó là: kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm xếp loại đạo đức của học sinh mà cao hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá cần đi đôi với quá trình không ngừng cải tiến chất lượng của từng hoạt động GDNGLL.

- Thứ hai, cần phối hợp các hình thức trong kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL giữa kiểm tra trực tiếp và gián tiếp, giữa thường xuyên và đột xuất…

- Thứ ba, việc kiểm tra đánh giá cần có kế hoạch và đảm bảo tính đồng bộ giữa các hình thức, nội dung kiểm tra để kết quả kiểm tra đảm bảo tính khách

quan, chính xác, giúp cho Hiệu trưởng và nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua HĐNGLL.

3.2.6. Đổi mới cơ chế phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý hoạt động giáo trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Sự thống nhất, đồng thuận về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục

đạo đức cho học sinh chắc chắn sẽ đem lại kết quả là ý thức trách nhiệm, thái độ quyết tâm và sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

- Xác định đúng mối quan hệ phối hợp, xây dựng được cơ chế phối hợp giữa 3 lực lượng nhà trường – gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành

- Hiệu trưởng làm nòng cốt tích cực chủ động lôi kéo các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phối hợp với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi để giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tham mưu cho chính quyền địa phương đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa tại khu dân cư. Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội tổ chức chăm sóc các di tích lịc sử ở địa phương, thăm hỏi, chăm sóc những người có công với cách mạng.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh và phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HDGDNGLL cho học sinh.

- Tổ chức có hiệu quả các hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học. Nâng cao nhận thức thống nhất biện pháp và sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Tăng cường thông tin hai chiều giữa nhà trường – gia đình và giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh thông qua điện thoại, sổ liên lạc, thông báo công khai kết quả giải quyết, trả lời thắc mắc của học sinh và cha mẹ học sinh, nhân dân địa phương trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Thiết lập được cơ chế phối hợp giữa 3 bên, nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL.

- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ không công bằng giữa các đơn vị, cá nhân.

3.2.7. Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lí công tác giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lí

3.2.7.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có

giáo dục đạo đức học sinh thì cần đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động của nhà trường. Đây là một điều không thể thiếu đối với sự phát triển giáo dục. Với giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL thì đây là biện pháp có tính điều kiện, cần đặc biệt chú trọng, nhất là giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

- Thực tế có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa điều kiện cơ sở vật chất và việc tạo ra môi trường, cảnh quan sư phạm trong nhà trường. Cơ sở vật chất được thỏa mãn đến mức nào điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường giáo dục, tính khoa học, hiện đại và thẩm mỹ của cảnh quan sư phạm. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.7.2. Nội dung và cách tiến hành

- Hiệu trưởng cùng với Hiệu phó chuyên môn tìm hiểu, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường, niên hạn sử dụng, đối chiếu với yêu cầu, tiêu chuẩn cơ sở vật chất do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

- Thường xuyên báo cáo tình hình sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị lên các cấp quản lý có thẩm quyền. Công khai thực trạng sử dụng cơ sở vật chất với hội đồng sư phạm nhà trường để tìm cách sử dụng sao cho hiệu quả.

- Thực hiện tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm thu hút vốn đầu tư, đóng góp của xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường nhằm phục vụ quá trình dạy học nói chung và dạy học đạo đức nói riêng.

- Sử dụng có hiệu quả các khoản đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, những đóng góp của cha mẹ học sinh… đảm bảo đúng quy định, quản lý chặt chẽ, chi dùng đúng mục đích, hạch toán công khai.

- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy chế về sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường, của tập thể. Giáo dục mọi thành viên có thói quen giữ gìn, bảo quản tài sản chung, biết tiết kiệm điện, nước, và nhiệt tình sẵn sàng đóng góp xây dựng nhà trường giàu mạnh.

- Phân công lao động của CBNV, GV và học sinh một cách hợp lý nhằm bảo vệ và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, các phòng làm việc, phòng sinh hoạt giữa của nhà trường.

- Kiểm tra, kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất cơ sở vật chất, tài sản, tài chính. Từ đó có công tác khen thưởng hoặc trách phạt kịp thời đối với các cá nhân, tập thể.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 77 - 81)