KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GDĐĐ THÔNG QUA HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 57 - 59)

cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GDĐĐ THÔNG QUA HĐGDNGLL QUA HĐGDNGLL Mức độ biểu hiện Mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nề nếp, nội dung HĐGDNGLL theo đúng chủ đề, chủ điểm của tuần, tháng…

2.75

1 2.68 1

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo án sinh

hoạt, HĐGDNGLL của GV chủ nhiệm…. 2.48 5 2.40 4

Kiểm tra kết quả HĐGDNGLL thông qua kết quả rèn luyện ĐĐ của HS, thông qua kết quả thi đua của trường, của Đoàn…

2.72 2 2.58 2

Kiểm tra sự phối hợp giữa các lực lượng

trong GDĐĐ HS thông qua HĐGDNGLL 2.39 6 2.36 5

Kiểm tra, đánh giá các điều kiện CSVC phục vụ việc tổ chức GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL

2.63

3 2.58 2

Kiểm tra, đánh giá tiến hành kết hợp với sơ kết, tổng kết thi đua và rút ra bài học kinh nghiệm

2.60 4 2.47 3

Nhận xét:

Khảo sát về thực trạng “Kiểm tra, đánh giá GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến” với các nội dung cụ thể cho thấy có sự chệnh lệch về mức độ biểu hiện và mức độ hiệu quả. Cụ thể: Ở mức độ biểu hiện, “Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nề nếp, nội dung HĐGDNGLL theo đúng chủ đề, chủ điểm của tuần, tháng…” là nội dung

được đánh giá thực hiện thường xuyên hơn cả (giá trị trung bình là 2.75, xếp thứ bậc 1). Sở dĩ công tác Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nề nếp, nội dung HĐGDNGLL theo đúng chủ đề, chủ điểm của tuần, tháng…được thực hiện khá thường xuyên vì đây là công tác gắn liền với việc duy trì nề nếp hằng ngày của HS cho nên được BGH quan tâm chỉ đạo sát sao. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả và chất lượng của công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL. Nội dung “Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo án sinh hoạt, HĐGDNGLL của giáo viên chủ nhiệm….” và “Kiểm tra sự phối hợp giữa các lực lượng trong GDĐĐ HS thông qua HĐGDNGLL” được đánh giá thực hiện ít thường xuyên hơn (cùng có giá trị trung bình đạt 2.48 và 2.39, xếp thứ bậc 5 và 6). Điều này được lý giải là do công tác phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội ở địa phương còn nhiều hạn chế, chưa có sự thống nhất về nội dung, cách thức thực hiện theo mỗi chủ đề, chủ điểm. Ở mức độ hiệu quả, “Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nề nếp, nội dung HĐGDNGLL theo đúng chủ đề, chủ điểm của tuần, tháng…” là nội dung được đánh giá thực hiện hiệu quả nhất (giá trị trung bình đạt 2.68, xếp thứ bậc 1). Vì các chủ đề, chủ điểm giáo dục đạo đức đã được quy định trong phân phối chương trình và được lên kế hoạch thực hiện từ đầu năm học nên việc thực hiện nội dung này luôn được đảm bảo. Nội dung “Kiểm tra sự phối hợp giữa các lực lượng trong GDĐĐ HS thông qua HĐGDNGLL” được đánh giá thực hiện ít hiệu quả hơn cả (giá trị trung bình là 2.36, xếp thứ bậc 5) do ít đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các tổ chức xã hội ở địa phương, mà chỉ quan tâm đánh giá HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w