trong việc triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- CBQL, GV và NV tham gia đầy đủ, nhiệt tình các khóa đào tạo, bồi dưỡng, các buổi tọa đàm, nói chuyện của các chuyên gia trong việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua HĐGDNGLL.
3.2.3. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cho CBQL và giáo viên qua HĐGDNGLL cho CBQL và giáo viên
3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
- Trong công tác quản lý giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL thì việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên về giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì, giáo viên giữ vai trò "chủ đạo" trong hoạt động giáo dục, đồng thời hoạt động giáo dục đạo đức còn khá mới mẻ với đa số giáo viên nên có thể chưa nắm bắt hết được các phương pháp, kỹ năng cơ bản trong thực hiện giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL. Do đó, Hiệu trưởng cần có những hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp cho GV nắm bắt được những kỹ thuật tổ chức HĐGDNGLL cơ bản, để thực hiện quá trình giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL diễn ra đạt hiệu quả cao nhất.
- Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL trước hết là tạo điều kiện giúp giáo viên có thể cải thiện được chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Giúp giáo viên có thêm những kiến thức về mô hình dạy học mới, các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện
đại… Từ đó, tăng cường hứng thú học tập của học sinh và từng bước cải tiến chất lượng dạy và học đạo đức trong nhà trường.
- Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL còn tạo động lực giúp cho giáo viên có thể khẳng định bản thân. Vì khi nâng cao được trình độ chuyên môn (trình độ tay nghề) sẽ giúp cho bản thân giáo viên ngày một hoàn thiện.
3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành
- Trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, cần khảo sát và đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn của giáo viên về tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL để lập kế hoạch, đảm bảo đúng đối tượng và tránh lãng phí nguồn lực. Giao cho Hiệu phó chuyên môn phối hợp cùng với tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và công bố cho các giáo viên trong Tổ của mình biết. Trong đó có phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động của các đơn vị, cá nhân khác có liên quan trong quá trình bồi dưỡng. Mặt khác, giáo viên cũng cần căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng để chủ động bố trí, sắp xếp thời gian phù hợp với kế hoạch đã được công bố.
- Để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên một cách khoa học và thiết thực, Tổ trưởng chuyên môn cần khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng cá nhân trong tổ. Đồng thời, cần tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên một cách đầy đủ, sau đó cần tiến hành tổng hợp và phân loại những nhu cầu này. Việc xác định thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và xác định được nhu cầu chung của cả tổ trong công tác bồi dưỡng là rất quan trọng, vì từ thực trạng và nhu cầu này thì Tổ trưởng chuyên môn mới xác định được đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm về tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL giữa các tổ trưởng chuyên môn có thể được tiến hành theo từng quý hoặc từng học kỳ (tùy vào điều kiện thực tế và nhiệm vụ cụ thể của nhà trường).
- Phát động phong trào thi đua tự học, tự nghiên cứu về tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL. Mặt khác, cũng có những chế độ hỗ trợ thỏa đáng về vật chất và tinh thần cho GV trong quá trình tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL. Từ đó, tạo động lực để giáo viên phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình bằng con đường tự học và tự nghiên cứu, từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của nhà trường.
- Tổ chức thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL hoặc lồng ghép giáo dục đạo đức vào trong môn học mà giáo viên đảm nhận, hoặc những ý tưởng độc đáo, sáng tạo nảy sinh từ thực tế công tác của giáo viên… Đặc biệt là khuyến khích những năng lực nghiên cứu của giáo viên trong thực tế công tác giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng cách: tổ chức sinh hoạt chuyên đề về kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL; mời chuyên gia để tập huấn; hoặc cử giáo viên đi tham quan, học tập những mô hình tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL thành công…
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
-Việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên về giáo
dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cần căn cứ vào thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhu cầu của giáo viên để từ đó xác định được đối tượng, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp.