sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến
Để đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến, tác giả đã tiến hành phát phiếu cho 30 CBGV hiện đang là GV và CBQL ở trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến, kết quả được tổng hợp tại các bảng biểu dưới đây:
Bảng 2.5. Thực trạng lập kế hoạch GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến
LẬP KẾ HOẠCH GDĐĐ THÔNG QUA HĐGDNGLL HĐGDNGLL Mức độ biểu hiện Mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc Lập kế hoạch hàng ngày. Tập trung duy trì nề
nếp học tập, sinh hoạt, lao động với tinh thần học hỏi chia sẻ, xây dựng văn hóa nhà trường
2.92 1 2.90 1
Kế hoạch tuần. Lồng ghép trong các hoạt động: Chào cờ, sinh hoạt, hay các hoạt động của địa phương nếu có…
2.89
2 2.88 2
Kế hoạch tháng: Sinh hoạt theo chủ đề của từng tháng, gắn với những dịp kỷ niệm hoặc những ngày lễ lớn, quan trọng của đất nước
2.86
3 2.85 3
Kế hoạch học kỳ, năm học có tích hợp nội dung: Chăm sóc di tích lịch sử; Tổ chức các hoạt động xây dựng địa phương; Xây dựng
2.85
4
2.84
văn hóa nhà trường, truyền thống nhà trường…
Nhận xét:
Qua bảng số liêu trên cho thấy: công tác lập kế hoạch GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến được thực hiện ở mức trung bình khá. Điều đó được thể hiện ở cả mức độ biểu hiện (có giá trị trung bình đạt từ 2.85 đến 2.92) và mức độ thực hiện (có giá trị trung bình đạt từ 2.84 đến 2.90). Giữa mức độ biểu hiện và mức độ hiệu quả cho ra các giá trị khá tương đồng, cụ thể như sau:
Nội dung lập kế hoạch hàng ngày. Trong đó, tập trung vào vấn đề duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt, lao động với tinh thần học hỏi chia sẻ, xây dựng văn hóa nhà trường được đánh giá là thực hiện thường xuyên nhất và hiệu quả nhất (giá trị trung bình lần lượt đạt 2.92 và 2.90). Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do công tác này gắn liền với việc quản lý nề nếp, sinh hoạt của HS trong nhà trường nên luôn được BGH quan tâm chỉ đạo sát sao. Nội dung lập kế hoạch học kỳ, năm học trong đó có tích hợp các nội dung: Chăm sóc di tích lịch sử; Tổ chức các hoạt động xây dựng địa phương; Xây dựng văn hóa nhà trường, truyền thống nhà trường… được đánh giá là thực hiện ít thường xuyên và ít hiệu quả nhất (giá trị trung bình lần lượt đạt 2.85 và 2.84). Vì, các nội dung tích hợp như Chăm sóc di tích lịch sử; Tổ chức các hoạt động xây dựng địa phương; Xây dựng văn hóa nhà trường, truyền thống nhà trường… là những hoạt động không thường xuyên trong nhà trường mà chỉ được thực hiện khi có tháng cao điểm hoặc có chỉ đạo từ các cấp quản lý, các tổ chức xã hội khởi xướng. Chính vì vậy mà nội dung này được đánh giá là ít thường xuyên và ít hiệu quả nhất.