KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 87 - 92)

- Xây dựng được quy chế bảo quản và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất một

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La, có thể thấy:

(1) Về cơ sở lý luận

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quytắc, chuẩn mực xã hội nhằm thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Quản lý giáo dục đạo đức: là sự tác động có ý thức của thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức của học sinh, đảm bảo quá trình giáo dục đạo đức đúng hướng, phù hợp vơi những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.

Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua HĐGDNGLL bao gồm: Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL theo từng chủ điểm hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc ngày hoạt động cao điểm trong tháng; Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL; Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, tổ chức giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL.

(2) Về cơ sở thực tiễn

Công tác quản lý giáo dục đạo đức của HS thông qua HĐGDNGLL ở Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến đã được quan tâm thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Việc tổ chức GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL bước

đầu đã có những hiệu quả tích cực, công tác tổ chức và chỉ đạo GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL được BGH quan tâm chỉ đạo khá sát sao, kết quả giáo dục đạo đức hằng năm có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các nội dung quản lý giáo dục đạo đức của HS thông qua HĐGDNGLL ở Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến mới dừng ở mức trung bình. Đặc biệt là công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức giáo dục đạo đức cho HS thông qua HĐGDNGLL và công tác kiểm tra, đánh giá công tác quản lý giáo dục đạo đức của HS thông qua HĐGDNGLL còn nhiều hạn chế.

Lý giải cho thực trạng trên có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như: nhận thức chưa cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL chưa phong phú, chưa thu hút được đông đảo học sinh; hay nguyên nhân khách quan do nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đầy đủ để phục vụ công tác giáo dục đạo đức… Từ đó, đòi hỏi phải có biện pháp tác động tới cả những yếu tố chủ quan và thay đổi môi trường khách quan thì công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HS thông qua HĐGDNGLL của Nhà trường mới đạt hiệu quả như mong muốn.

(3) Từ các căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu, đề tài đã đề xuất bảy biện pháp: Phối hợp với các LLGD trong và ngoài trường xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS THCS phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường; Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cho CBGV; Đổi mới nội dung,

phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh; Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; Đổi mới cơ chế phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lí.

Các biện pháp đề xuất được đưa ra dựa trên việc nghiên cứu, tổng hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễn quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La. Đây sẽ là điều kiện góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL nói riêng của Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La.

Cả 07 biện pháp được đưa ra, khi tiến hành xin ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá là cần thiết và khả thi

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND huyện Mường La

Là cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT ở địa phương, có trách nhiệm chỉ đạo, ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách của địa phương trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo thẩm quyền.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Mường La

Tích cực chủ động tham mưu và xây dựng chương trình hành động một cách cụ thể, thiết thực về giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, đồng thời có sự điều chỉnh các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho HS một cách hợp lý theo từng giai đoạn, thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

Tiến hành quy hoạch CBQL giáo dục, có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo tổ chuyên môn, GV tổ chức giáo dục đạo đức cho HS thông qua HĐGDNGLL.

Tăng cường mối hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội. Thường xuyên tham mưu giúp các cấp Ủy Đảng, chính quyền xây dựng phương án nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS nói chung và giáo dục đạo đức cho HS THCS nói riêng.

2.3. Đối với trường Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến

CBQL cần không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhằm khai thác, quản lý một cách khoa học những điều kiện sẵn có ở nhà trường, phục vụ cho việc giáo dục đạo đức HS.

Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể các bước triển khai các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua HĐGDNGLL.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học của thầy và trò ở cơ sở mình để từ đó có những tác động, điều chỉnh một cách kịp thời.

Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường 2015-2020 và sớm quán triệt đưa vào triển khai thực hiện, cụ thể chi tiết theo kế hoạch nhiệm vụ năm học. Xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường.

Tập trung huy động các nguồn lực, đầu tư thích đáng trong việc tăng cường hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức HS thông qua HĐGDNGLL với một hệ thống biện pháp đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w