Phối hợp với các LLGD trong và ngoài trường xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS THCS phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 67 - 69)

giáo dục đạo đức cho HS THCS phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Để công tác quản lý giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL ở Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La đạt hiệu quả cao thì Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhà trường một cách khoa học và có tính khả thi. Kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức không nhằm tách biệt khỏi các mặt giáo dục khác. Trái lại, kế hoạch giáo dục đạo đức hằng năm của nhà trường phải xây dựng trên cơ sở quán triệt tinh thần chỉ đạo theo năm học của Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo và kế hoạch chung của chính nhà trường. Kế hoạch phải được xây dựng theo đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ, tính sư phạm, tính khoa học, tinh liên tục, tính kế thừa. Ngoài ra, kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL phải căn cứ vào thực trạng giáo dục đạo đức của nhà trường, các điều kiện của nhà trường… Xây dựng kế hoạch là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý, kế hoạch càng sát với điều kiện thực tiễn của nhà trường (cơ sở vật chất, đội ngũ CBQL, giáo viên, học sinh, môi trường xã hội...) thì tính khả thi và hiệu quả càng cao.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành

- Phối hợp với các LLGD trong và ngoài trường xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS THCS phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, tránh tình trạng đối phó, quản lý, chỉ đạo tùy hứng, kế hoạch chắp vá, làm chiếu lệ, tổ chức xong mà không tính đến hiệu quả giáo dục. Kế hoạch hóa giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL chính là sự chứng tỏ người cán bộ quản lý có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, căn cứ vào kế hoạch tổng thể của nhà trường mà xây dựng kế hoạch cho phù hợp.

- Trên tinh thần quán triệt các nghị quyết, các chỉ thị năm học, mục tiêu giáo dục bậc học, căn cứ và kết quả giáo dục đạo đức của năm học trước, các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, kinh phí, tình hình thực tế ở địa phương, thực tế của nhà trường, hiệu trưởng dự thảo kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL trong năm học.

- Tham khảo ý kiến đóng góp của đội ngũ CBQL, GV, NV, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường về bản dự thảo kế hoạch GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL.

- Thông qua hội nghị chuyên môn đầu năm học: thảo luận, biểu quyết và công khai bản kế hoạch chính thức.

- Thành lập ban công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL bao gồm: Hiệu trưởng (trưởng ban), phó ban là một phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổng phụ trách, các ủy viên là các khối trưởng chuyên môn, khối trưởng chủ nhiệm, trưởng ban đại diện hội cha mẹ học sinh.

- Phân công cụ thể, giáo trách nhiệm và quyền hạn công khai, thông báo chế độ quyền lợi của các thành viên trong ban chỉ đạo.

- Hướng dẫn các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch trong đó yêu cầu nhấn mạnh nội dung giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL, các biện pháp phối hợp.

- Hình thành nề nếp, thói quen công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức hàng tháng, hàng tuần. Có kiểm tra, đánh giá, khẳng định kết quả làm được so với kết quả.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- BGH cần khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức thông qua hoạt

động GDNGLL trước khi xây dựng kế hoạch, đảm bảo kế hoạch giáo dục đạo đức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Cần cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL theo

từng học kì, theo từng tháng và từng tuần học cụ thể.

- Thường xuyên đánh giá công tác triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL để có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 67 - 69)