Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 82 - 87)

- Xây dựng được quy chế bảo quản và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất một

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp

Để tiến hành kiểm chứng sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn đối với Ban giám hiệu, các TTCM và GV ở Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến (tổng số khách thể khảo sát: 30). Kết quả thu được như sau:

Các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS

Ngọc Chiến - Huyện Mường La

Mức độ cần thiết Thứ bậc Mức độ khả thi Thứ bậc

Phối hợp với các LLGD trong và ngoài trường xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS THCS phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

3.12 6 2.93 5

viên, nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cho CBGV

3.57 2 3.18 1

Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

3.13 5 2.94 4

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá công

tác giáo dục đạo đức cho học sinh 3.53 3 2.97 3 Đổi mới cơ chế phối kết hợp các lực

lượng trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.33 4 2.97 3

Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lí

3.13 5 2.92 6

Để khẳng định sự phù hợp giữa ý kiến đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La, đề tài sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spiec-man để tính toán.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có tương quan thuận và chặt chẽ (hệ số tương quan thứ bậc Spiec-man r= +0,82). Nghĩa là: các biện pháp vừa cần thiết lại vừa có độ khả thi cao.

Qua nghiên cứu và phân tích kết quả khảo nghiệm cho thấy: các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao (thể hiện ở tính cần thiết với X từ 3.13 đến 3.78; và tính khả thi có X từ 2.93 đến 3.18).

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Về sự cần thiết của các biện pháp: Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy:

biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về

tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh” được đánh giá là

cần thiết nhất (X đạt 3.78). Tiếp theo là biện pháp “Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức

hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cho CBGV” và “Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh” (với X lần lượt là 3.57 và 3.53). Bởi đây được xác định là những biện pháp then chốt góp phần

nâng cao chất lượng quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La

Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất: Qua kết quả khảo nghiệm cho

thấy: biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà

trường về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh” và “Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cho CBGV” được đánh giá là những biện pháp có tính khả thi cao nhất (với X lần lượt là 3.18 và 3.15).

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La. Luận văn đã đễ xuất được 07 biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La, đó là:

- Phối hợp với các LLGD trong và ngoài trường xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS THCS phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL cho CBGV

- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh - Đổi mới cơ chế phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

- Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hợp lí.

Các biện pháp đề xuất được đưa ra dựa trên việc nghiên cứu, tổng hợp về mặt lý luận cũng như thực tiễn quản lý GDĐĐ cho học sinh Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La. Đây sẽ là điều kiện góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL nói riêng của Trường PTDTBT - THCS Ngọc Chiến - Huyện Mường La - Tỉnh Sơn La.

Cả 07 biện pháp được đưa ra, khi tiến hành xin ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá là cần thiết và khả thi.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc THCS ngọc chiến huyện mường la tỉnh sơn la (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w