Điều kiện sống của hộ dân trong xã

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 28)

Nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh: 21% hộ có nhà mái bê tông kiên cố một hoặc nhiều tầng, 57% hộ có nhà xây gạch, mái lợp ngói hoặc mái tôn và 22% hộ có nhà làm bằng vật liệu tạm; Nƣớc sạch: 80% số hộ dùng nƣớc giếng khoan phục vụ sinh hoạt và 20% sử dụng nƣớc mƣa để sinh hoạt; Điều kiện vệ sinh: 30% hộ có nhà vệ sinh tự hoại, 69% nhà vệ sinh hai ngăn, đậy nắp kín và 1% hộ có nhà vệ sinh đơn gian.

Mức sống: Hải Ninh là xã vùng bãi ngang thuộc diện nghèo, với tổng số hộ nghèo 790 hộ, chiếm 24,1% tổng số hộ trong xã và 1.280 hộ cận nghèo chiếm 39% tổng số hộ (theo tiêu chuẩn quốc gia). Trong đó, có 505 hộ nghèo thuộc các thôn nghề cá, chiếm 64% tổng số hộ nghèo.

Chính sách xóa đói giảm nghèo: trong những năm qua, trên địa bàn xã đã có nhiều chính sách của Nhà nƣớc đƣợc áp dụng để xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cƣ: chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách, chính sách hỗ trợ rủi ro thiên tai cho ngƣ dân, hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ thủ tục vay vốn từ các quỹ hỗ trợ giảm nghèo, bảo hiểm y tế,...

Phát triển mạng lƣới xã hội: gồm có 8 tổ chức chính trị xã hội ở xã (Mặt trận tổ quốc, Hội Nông, ngƣ dân; Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội làm vƣờn, Hội chữ thập đỏ, Hội ngƣời cao tuổi, Đoàn thanh niên) với nhiệm vụ hỗ trợ cộng đồng về hòa giải các mâu thuẫn, tập huấn, hƣớng dẫn kỹ năng sản xuất, hỗ trợ bảo lãnh vay vốn, giúp đỡ khó khăn, giới thiệu việc làm,...

Phát triển xã hội: Tổng số hộ nghèo của xã là 790 hộ, chiếm 24,1% tổng số hộ trong xã, trong đó có 505 hộ nghèo thuộc các thôn nghề cá, chiếm 64% tổng số hộ nghèo; hoạt động sinh kế dựa vào khai thác hải sản. Hoạt động KTTS chủ yếu ở vùng biển ven bờ của huyện và các huyện lân cận với tổng lao động 1.368 ngƣời. Hoạt động khai thác chủ yếu ở vùng biển ven bờ của huyện và các huyện lân cận.

Bảng 1.1. Những ngành nghề thu hút chị em phụ nữ ở khu vực ĐQL

TT Ngành nghề tham gia

Tổng số lao động

Trong đó chia ra:

Tỷ lệ (%) Hộ ngoài nghề cá Hộ làm nghề cá (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)/(3) Tổng cộng: 1.217 576 641 52,7

1 Sửa chữa tàu thuyền 28 12 16 57,1

2 Sản xuất vật liệu xây dựng 132 102 30 22,7

3 Xây dựng 120 100 20 16,7

4 Đan, sửa chữa ngƣ cụ 8 0 8 100

5 May mặc 14 8 6 42,9

6 Dịch vụ: hậu cần nghề cá, ăn uống 90 49 41 45,6

7 Buôn bán 320 180 140 43,8

8 Phụ giúp đi biển (vá lƣới, bán cá,..) 310 0 310 100

9 Công nhân ở khu CN 195 125 70 35,9

Những hoạt động thu hút nhiều phụ nữ: Hiện nay, toàn xã 4.950 phụ nữ đang trong độ tuổi lao động, trong đó có 81,8% phụ nữ có việc làm không ổn đinh và 18,2% phụ nữ có việc làm ổn định. Nhìn chung, phụ nữ và trẻ em ở cộng đồng nghề cá trong những năm qua đã tích cực tham gia vào việc giảm nghèo, phát triển gia đình, cộng đồng. Tuy nhiên, họ vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ là nạn nhân của phân biệt đối xử, bạo lực, bất bình đẳng giới và các rào cản xã hội khác nhƣ trọng nam khinh nữ, gia trƣởng, phân biệt nghề nghiệp, thu nhập, kiểm soát cơ thể,… đặc biệt là vấn đề phụ nữ ít có cơ hội tham gia chính trị, góp tiếng nói cho các tổ chức chính trị xã hội ở cộng đồng. Đối với trẻ em, đang phải đối mặt với các nguy cơ nhƣ bị sâm hại thân thể, thể chất sức khỏe, sử dụng lao động trẻ em trong nghề cá, việc trẻ là con em ngƣ dân đƣợc học hành ít, cùng với điều kiện cuộc sống gia đình khó khăn nên trẻ thiếu các kỹ năng sống cần thiết, thiếu sự giáo dục thƣờng xuyên của cha mẹ, thiếu các quan điểm chính trị chống bất bình đẳng giới,…

Qua quá trình khảo sát, nhóm Tƣ vấn6

đã ghi nhận đƣợc một số đề xuất từ các đại diện cho chị em phụ nữ ở địa phƣơng:

6

Nhóm Tƣ vấn của Ban quản lý dự án tỉnh cùng với sự tham gia của cán bộ địa phƣơng ông: Lê Viết Tứ - Chủ tịch UBND xã, Lê Đình Phƣơng - Phó Chủ tịch, ông Lê Duy Thƣ - cán bộ hỗ trợ cộng đồng và Trƣởng thôn của 5 thôn nghề cá trọng điểm của xã.

- Mở lớp tập huấn, đào tạo việc làm cho chị em phụ nữ thuộc khu vực ven biển làm nghề chế biến thủy sản gắn với tiềm năng nguồn lợi sẵn có ở địa phƣơng.

- Đề nghị các cơ quan, ban ngành, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc hỗ trợ chị em phụ nữ địa phƣơng xây dựng mô hình chế biến thủy sản gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ thân thiện với môi trƣờng. Ngoài ra hỗ trợ các hộ gia đình nghề cá ven bờ đa dạng hóa thu nhập bằng việc tăng gia chăn nuôi gia súc, gia cầm,...

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)