Để có thể thực hiện đƣợc đồng quản lý ở cấp địa phƣơng, một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là xây dựng một thể chế chính thức có hiệu lực và hiệu quả, đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ cộng đồng địa phƣơng thừa nhận nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất cũng nhƣ quản lý có thể vận hành một cách thuận lợi. Trƣớc hết, cần xác định phạm vi của thể chế này là ở cấp cộng đồng, trong một số trƣờng hợp có thể mở rộng tới cấp quản lý. địa phƣơng (cấpxã/huyện/tỉnh)15. Do đó, mô hình đồng quản lý nghề cá xã Hải Ninh đƣợc thành lập với cơ cấu tổ.
Cấp cộng đồng: Bộ máy tổ chức và quản lý ĐQL ở cấp cộng đồng gồm các thành phần chủ yếu sau: Ban điều hành Tổ đồng quản lý có 15 thành viên; các nhóm đồng quản lý ở các thôn nghề cá trọng điểm có từ 7 - 10 thành viên/nhóm và mỗi nhóm hình thành 02 đội chuyên trách, gồm đội chuyên trách trên biển và đội chuyên
trách trên bờ, mỗi đội chuyên trách đƣợc tổ chức từ 5 – 10 thành viên. Nhiệm vụ của các thành viên tham gia đƣợc quy định trong quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ đồng quản lý.
Hình 3.2: Ký kết biên bản thỏa thuận giữa Tổ ĐQL và các bên liên quan
Cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng (Ban chỉ đạo mô hình Đồng quản lý): Đƣợc thành lập ở cấp xã nhằm để hỗ trợ các hoạt động của Tổ đồng quản lý, hƣớng dẫn và giám sát quá trình hoạch định, thực hiện Kế hoạch đồng quản lý của mô hình, tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất với Tổ đồng quản lý hoặc với cả cộng đồng; tiếp nhận các thông tin từ Tổ đồng quản lý và chuyển đến nơi có thẩm quyền giải quyết và một trong một số trƣờng hợp: Giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện do Tổ đồng quản lý chuyển lên; có trách nhiệm truyền đạt các thông tin quản lý từ cơ quan quản lý (nếu đƣợc ủy quyền) đến Tổ đồng quản lý để phổ biến cho ngƣời dân địa phƣơng thực hiện; hỗ trợ cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng xây dựng các giải pháp quản lý ở địa phƣơng liên quan đến mô hình đồng quản lý, tìm kiếm nguồn tài chính giúp cho Tổ đồng quản lý cũng nhƣ cộng đồng ngƣ dân cùng phát triển.