Sử dụng nguồn lợi thủy sản:

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 65)

Ngƣ trƣờng khu vực phía Nam gồm bãi cá Bắc Hòn Mê và ngang Lạch Ghép, đối tƣợng khai thác chủ yếu là cá thu, cá trích, mực nang và các loại cá đáy: hồng, phèn, lƣợng, mối, cá song, cá mú, tôm hùm, bề bề, ghẹ, với chiều dài hơn 60 km là ngƣ trƣờng chủ yếu cho các tàu khai thác ven bờ huyện Quảng Xƣơng, Tĩnh Gia và các tàu của các tỉnh phía Nam nhƣ Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam,… Ngƣ trƣờng này thƣờng khai thác với mật độ tàu dày đặc, khai thác quanh năm, nhiều phƣơng tiện xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác cá trong các hang đá nhƣ khu vực quần đảo Hòn Mê độ sâu 18 - 25m, khu vực bãi dạn Ghép 12 - 15m. Đặc biệt, với số lƣợng hàng trăm tàu làm nghề khai thác lƣới kéo công suất từ 90CVđến 400CV của huyện Tĩnh Gia và các tỉnh phía Nam khai thác ngày đêm dẫn đến trữ lƣợng nguồn lợi giảm đi rõ rệt, nhiều đối tƣợng có nguy cơ diệt vong nhƣ tôm hùm, bề bề,…

Là xã thuộc vùng bãi ngang với chiều dài bờ biển hơn 3,5 km; có 9 thôn: 3 thôn nông nghiệp, 6 thôn ngƣ nghiệp, diện tích đất tự nhiên 614,2 ha, toàn xã có 3.199 hộ, với tổng dân số là 15.995 ngƣời. Tổng số hộ nghèo 1.436 hộ, chiếm 44,9% tổng số hộ trong xã, trong đó có 955 hộ nghèo thuộc các thôn nghề cá, hoạt động sinh kế dựa vào khai thác hải sản. Hiện nay, toàn xã có 530 tàu cá, trong đó loại dƣới 20CV là 376 chiếc, chiếm 70,9%; loại từ 20 -< 90CV là 149 chiếc, chiếm 28,1%; loại trên 90CV là 5 chiếc, chiếm 0,95% tổng số tàu cá; với cơ cấu nghề: vó ốc, ghẹ 33 tàu, lƣới kéo 89 tàu và lƣới rê (lƣới cƣớc, lƣới then) 408 tàu. Hoạt động khai thác chủ yếu ở vùng biển ven bờ của huyện và các huyện lân cận. Vùng ven biển xã Hải Ninh là bãi đẻ, sinh trƣởng của các loài thủy sản trọng điểm của tỉnh nhƣ bãi tôm bộp, bãi cá trích phía Bắc

đảo Hòn Mê. Theo nhận định của ngƣ dân địa phƣơng sản lƣợng khai thác trong thời gian qua thấp hơn những năm trƣớc đây, nguyên nhân do nhiều tàu cá tập trung khai thác ngày đêm ở khu vực này, đặc biệt nghề lƣới kéo tôm của xã thƣờng lén lút sử dụng lƣới kích thƣớc mắt nhỏ, kết hợp sử dụng xung kích điện để khai thác mang tính chất hủy diệt nguồn lợi làm cho nguồn lợi ngày một cạn kiệt.

Trƣớc thực trạng trên, thông qua cuộc họp thảo luận giữa nhóm chuyên gia12 hỗ trợ kỹ thuật xây dựng mô hình đông quản lý, UBND xã và các tổ chức chính trị xã hội thuộc xã với cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng để đánh giá nhu cầu, tính khả thi và sự phù hợp của mô hình đồng quản lý đối với cộng đồng xã, kết quả tham vấn cộng đồng chuẩn bị kế hoạch đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ, thì 100% ngƣ dân tham dự đồng thuận xây dựng mô hình đồng quản lý tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)