Qui trình xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 37)

Bƣớc 1- Gắn kết sự tham gia của cộng đồng:

TT Hoạt động Phƣơng pháp

Chỉ tiêu đánh giá và Phƣơng tiện kiểm chứng

Địa điểm

1 Thu thập thông tin cơ bản về cộng đồng

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu một số thông tin cơ bản về cộng đồng

UBND xã

2 Họp giới thiệu dự án cho các hội đoàn thể (thấp nhất là thôn trƣởng);

Tổ chức họp nhóm

Ý kiến đồng thuận của ngƣời tham gia về mục tiêu, cách tiếp cận của dự án Thôn, xóm 3 Họp phổ biến giới thiệu dự án CRSD với cộng đồng Tổ chức họp nhóm

Ý kiến đồng thuận của cộng đồng (có biên bản); Chọn đƣợc Hƣớng dẫn viên cộng đồng.

Thôn, xóm

Bƣớc 2 - Xây dựng hồ sơ cộng đồng, đánh giá nhu cầu và tính khả thi

TT Hoạt động Phƣơng pháp

Chỉ tiêu đánh giá và Phƣơng tiện kiểm chứng

Địa điểm

1 Xác định thông tin nào còn thiếu; xây dựng phiếu thu thập thông tin nội dung điều tra

Khảo sát có sự tham gia

Bảng hỏi/danh mục đối chiếu

2 Đào tạo kỹ thuật thu thập thông tin

Các khóa tập huấn về RRA/PRA

Cán bộ hỗ trợ cộng đồng và cán bộ liên quan hiểu về kỹ thuật đƣợc tập huấn Thôn, xóm 3 Tiến hành thu thập thông tin Các công cụ RRA/PRA Cán bộ hỗ trợ cộng đồng và các cán bộ liên quan Thôn, xóm

4 Xử lý thông tin Nghiên cứu tài liệu Xây dựng hồ sơ cộng đồng hoàn chỉnh Thôn, xóm 5 Họp trình bày kết quả điều tra

Bƣớc 3 - Xây dựng kế hoạch đồng quản lý

TT Hoạt động Phƣơng pháp

Chỉ tiêu đánh giá và Phƣơng tiện kiểm chứng

Địa điểm

1 Lập khung kế hoạch sơ bộ cho xây dựng mô hình ĐQL Tự xây dựng hoặc PRA Khung kế hoạch tóm lƣợc đƣợc các vấn đề chính trong kế hoạch đồng quản lý Thôn, xóm và UBND xã 2 Tham vấn để xây dựng kế hoạch đồng quản lý Họp nhóm (có biên bản) Đạt đƣợc đồng thuận giữa các bên về kế hoạch - Hoàn thiện kế hoạch

Thôn, xóm và UBND xã

3 Soạn thảo/đàm phán/ hoàn thiện kế hoạch đồng quản lý Họp nhóm (có biên bản) Kế hoạch hoàn chỉnh đƣợc thống nhất giữa các bên tham gia Thôn, xóm và UBND xã 2.4. Tổ chức tham vấn cộng đồng 2.4.1. Cách thức tổ chức

Việc tổ chức các buổi tham vấn cộng đồng cần xác định mục tiêu, kết quả/đầu ra mong đợi, danh sách ngƣời tham gia, kế hoạch tham vấn, điều hành buổi tham vấn và đảm bảo rằng:

- Trong giai đoạn đầu, cần có sự hỗ trợ tài chính từ các chƣơng trình, dự án, các nhà tài trợ đóng vai trò quan trọng và cán bộ hỗ trợ cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ. Vai trò chính sẽ dần chuyển giao cho cán bộ hỗ trợ cộng đồng sau khi cán bộ này có thêm kinh nghiệm.

- Thời gian và địa điểm tổ chức tham vấn cần phải phù hợp, hậu cần hợp lý nếu cần thiết, tránh thông báo cho ngƣ dân tham gia họp quá gấp.

- Cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng cần tham gia chủ yếu, ghi lại các ý kiến đóng góp tại buổi tham vấn và thể hiện trong biên bản cuộc họp, sau đó chia sẻ cho những ngƣời không tham gia họp nắm bắt đƣợc nội dung cuộc họp.

2.4.2. Khó khăn trong tổ chức tham vấn và giải pháp

Thực hiện các bƣớc xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá tại địa phƣơng phát hiện ra những khó khăn trong tổ chức tham vấn cộng đồng ngƣ dân và các bên liên quan tham gia vào quá trình xây dựng mô hình đồng quản lý, từ đó nhóm chuyên gia đã đƣa ra các giải pháp khắc phục, tháo gỡ những khó khăn đã gặp phải nhằm đạt

đƣợc hiệu quả thực sự trong việc tham vấn cộng đồng để thu hút cộng đồng việc cùng nhau xây dung mô hình đồng quản lý nghề cá áp dụng ở địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau:

2.4.3. Xây dựng điều kiện để thực hiện đồng quản lý

Xây dựng mô hình đồng quản lý tập trung vào việc xây dựng sự đồng thuận từ dƣới lên. Cần tổ chức thêm các khóa tập huấn để đảm bảo rằng các bên liên quan hiểu rõ vấn đề cùng xây dựng bản kế hoạch thống nhất.

Trong mô hình, kế hoạch đồng quản lý gồm hoạt động theo dõi, kiểm soát, giám sát khai thác (MCS) sẽ đƣợc chính cộng đồng và hệ thống của chính quyền thực hiện.

Khó khăn Giải pháp

Ít ngƣời tham gia Sử dụng tài liệu và công cụ đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng, nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích mà dự án sẽ mang lại trong tƣơng lai.

Chỉ ra sự thành công của mô hình thành công ở Việt Nam và quốc gia khác.

Tránh tận dụng quá nhiều thời gian của ngƣời dân Tặng món quà nhỏ (bút, áo phông có logo của dự án,…) Cung cấp bữa ăn và đồ uống nhẹ

Một số ngƣời lấn át/mâu thuẫn với ngƣời khác

Có kỹ năng hƣớng cuộc thảo luận theo mục tiêu đề ra Tránh áp đặt ý kiến cho ngƣời dân

Một số ngƣời ít phát biểu/tham gia

Chia thành các cuộc họp nhỏ cho nhóm ngƣời ít phát biểu Sử dụng trò chơi phá băng

Xây dựng quy tắc để tạo cơ hội bình đẳng cho mọi ngƣời đƣợc nói

Quá nhiều ý kiến khiến họp quá giờ

Phạm vi một buổi tham vấn cần vừa phải, không quá tham vọng

Ngƣời dân không hiểu hoặc không hy vọng quá nhiều

Sử dụng ngôn ngữ địa phƣơng quen thuộc với ngƣời dân Không hứa hẹn nhiều.

ĐQL là mối quan hệ đối tác giữa cộng đồng khai thác và lực lƣợng của chính quyền nhằm quản lý bền vững nguồn lợi để sử dụng bền vững. Các cơ chế đồng quản lý có thể khác nhau trong đó vai trò của cộng đồng lớn hơn vai trò của các lực lƣợng thực thi của chính quyền hoặc ngƣợc lại phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Tuy nhiên, vào cuối dự án, lý tƣởng là vai trò chính sẽ đƣợc chuyển dần từ các lực lƣợng thực thi của chính quyền sang cộng đồng địa phƣơng.

Xây dựng kế hoạch đồng quản lý cần có sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia tƣ vấn và cán bộ hỗ trợ cộng đồng có năng lực do cộng đồng ngƣ dân tín nhiệm bầu lên hoặc đƣợc tuyển dụng. Các cán bộ hỗ trợ cộng đồng nên là ngƣ dân ở địa phƣơng và đại diện cho cộng đồng địa phƣơng (không nên lấy ngƣời là cán bộ nhà nƣớc hoặc cán bộ của các tổ chức nhà nƣớc).

Xây dựng kế hoạch ĐQL cần mang tính thích nghi, dân chủ, công bằng, phân cấp và thể chế hóa. Các yếu tố này là chìa khóa thành công cho cơ chế ĐQL.

Quan trọng là việc tham vấn với cộng đồng địa phƣơng phải đƣợc điều phối tốt phục vụ đa mục đích nhƣ phân tích xã hội, phát triển sinh kế, phát triển giới, phát triển dân tộc thiểu số, đánh giá đa dạng sinh học,... Thông tin và số liệu từ các nhóm chuyên gia tƣ vấn sẽ góp phần vào việc xây dựng kế hoạch đồng quản lý có sự tham gia của ngƣời dân.

Việc xây dựng mô hình ĐQL cần có bƣớc chính: (1) tổ chức các cuộc họp thôn xóm để gắn kết cộng đồng địa phƣơng, (2) xây dựng hồ sơ cộng đồng và đánh giá tính khả thi của đồng quản lý; (3) xây dựng kế hoạch hành động đƣợc thống nhất (đồng quản lý) sẽ do cộng đồng và chính quyền địa phƣơng thực hiện. Không nên xây dựng ngay nhóm ĐQL (hoặc nhóm cán bộ của chính quyền) để thực hiện quá trình này mà không có sự tham gia đầu tiên của cộng đồng địa phƣơng.

2.4.4. Phân tích những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu áp dụng tại địa phƣơng phƣơng

2.4.4.1. Thuận lợi

- Nguồn lợi thủy sản đa dạng về thành phần loại, trữ lƣợng tƣơng đối lớn, nhất là đối tƣợng nhƣ tôm bọp, cua ghẹ,...

- Điều kiện khí hậu và tự nhiên phù hợp cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản tại khu vực ven bờ xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia.

- Diện tích mặt nƣớc tự nhiên lớn, nơi có của sông Lạch Ghép đổ ra biển với lƣợng phù sa lớn nên rất thuận cho việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Đa dạng sinh học của các loài thủy sản tƣơng đối cao (nhiều loài, thành phần loài phong phú).

- Nguồn lao động dồi dào, phân bố rộng khắp trên lƣu vực.

- Cung cấp nguồn thực phẩm tƣơi sống, sạch và giàu đạm cho ngƣời dân địa phƣơng. Bên cạnh đó, còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện thu nhập cho ngƣời dân sống phụ thuộc sinh kế dựa vào khai thác thủy sản

- Là điều kiện tốt nhằm phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản ở khu vực ven bờ xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia nói riêng và trên toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.

- Tiếp nối mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia do dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tài trợ đã triển khai thành công và bƣớc đầu đƣợc đánh giá là có hiệu quả rõ rệt. Chính vì vậy, đây là mô hình cần đƣợc nhân rộng và tạo tiền đề vững chắc để triển khai công tác quản lý khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi ở các địa phƣơng khác trong tỉnh.

2.4.4.2. Khó khăn

- Khu vực đồng quản lý là vùng ven biển, nghề khai thác quy mô nhỏ, đa nghề rải rác khắp các vùng biển nên khó khăn trong việc quản lý.

- Đa phần ngƣ dân sử dụng ngƣ cụ mang tính chất hủy diệt, kích thƣớc mắt lƣới nhỏ hơn tiêu chuẩn, làm ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản.

- Chƣa đánh giá đúng mức vai trò của nguồn lợi tự nhiên với đa dạng sinh học và kinh tế xã hội của ở khu vực ven biển của xã và vùng lân cận.

- Chính quyền các cấp địa phƣơng chƣa quan tâm đúng mức bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

- Ngƣời dân do đời sống khó khăn, trình độ nhận thức kém nên chỉ thấy cái lợi trƣớc mắt mà không thấy cái lợi lâu dài. Chính vì vậy, ngƣ dân sử các nghề khai thác kết hợp xung điện, kích điện, chất nổ, mắt lƣới nhỏ hơn quy định để khai thác tận thu nguồn lợi thủy sản.

2.4.4.3. Điểm mạnh

- Cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng hiểu đƣợc các vấn đề và đạt đƣợc sự đồng thuận về thực hiện một kế hoạch hành động tập thể nhằm quản lý các hoạt động khai

thác ở khu vực ven bờ có hiệu quả, ổn định sinh kế lâu dài.

- Sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm tự nhiên có giá trị ngày đƣợc quan tâm nhiều hơn.

- Sự quan tâm của Nhà nƣớc đến khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ ngày càng lớn, triển khai nhiều mô hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có kết quả cao trong cả nƣớc. Đó chính là bài học kinh nghiệm quý báu mà địa phƣơng có thể học tập và phát huy năng lực của mình.

- Có thể phát triển mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ kết hợp với phát triển dịch vụ thủy sản, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm khai thác, gắn kết khai thác với hoạt động du lịch biển và giải trí,...

2.4.4.4. Điểm yếu

- Nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh ở khu vực ven bờ của xã đã bị khai thác tới đỉnh điểm và đang bị xâm hại, tác động không nhỏ đến việc duy trì ổn định và phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản.

- Nghề khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ của xã là nghề cá qui mô nhỏ, khai thác tự do, lực lƣợng tham gia khai thác thủy sản tự nhiên đông, phân tán, tỷ lệ chuyên nghiệp thấp, phần đông là ngƣ dân tham gia khai thác phục vụ sinh kế không bền vững.

- Ngƣ cụ sử dụng khai thác nguồn lợi thủy sản là các ngƣ cụ rất thô sơ, qui mô nhỏ, phƣơng pháp khai thác không thân thiện với môi trƣờng, khai thác nguồn lợi thủy sản mang tính hủy diệt, cần có các giải pháp hữu hiệu để loại bỏ.

- Chất lƣợng môi trƣờng sống của các loại thủy sinh vật ngày càng suy giảm; nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm môi trƣờng khu vực ven biển, và các tác động do biển đổi khi hậu mang lại.

- Hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn về cơ cấu tổ chức, nguồn lực; chƣa đƣợc sự quan tâm nhiều của xã hội; hoạt động của cơ quan quản lý nghề cá chƣa thực sự hiệu quả, nhiều khi còn mang tính đơn lẻ chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, nhất là công việc kiểm soát, giám sát khai thác thủy ở vùng biển ven bờ.

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Năng lực tàu thuyền

Theo số liệu điều tra, năm 2013 toàn xã Hải Ninh có 524 tàu cá, chiếm 26,3% tổng số tàu cá toàn huyện, là một trong những xã có số lƣợng tàu cá cao nhất huyện. Có 367 tàu cá công suất dƣới 20CV hoạt động khai thác ven bờ, chiếm 70% tổng số tàu cá. Nghề cá xã Hải Ninh thể hiện đặc trƣng nghề cá vùng bãi ngang, chủ yếu tàu cá hoạt động khai thác vùng biển ven bờ có công suất dƣới 90CV chiếm đa số.

Bảng 3.1. Biến động tàu cá giai đoạn 2009 - 2013 xã Hải Ninh Năm Dƣới 20CV Từ 20 -< 90CV Trên 90CV Tổng cộng

2009 460 109 0 569

2010 438 120 4 562

2011 386 142 4 532

2012 376 149 5 530

2013 367 145 12 524

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tĩnh Gia, 2013)

Từ bảng trên có thể xây dựng đồ thị về biến động đội tàu khai thác ven bờ của xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2009-2013 nhƣ sau:

Đồ thị 3.1. Cơ cấu tàu thuyền theo công suất xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia Nhận xét: Tổng số tàu cá của xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia đang có xu hƣớng giảm ở nhóm tàu có công suất dƣới 20CV, nguyên nhân là do nhóm tàu này trong

460 438 386 376 367 109 120 142 149 145 0 4 4 5 12 569 562 532 530 524 0 100 200 300 400 500 600 2009 2010 2011 2012 2013 Dƣới 20CV Từ 20 -< 90CV Trên 90CV Tổng cộng Số lƣợng tàu Năm

những năm qua UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 27/8/2010 về việc tăng cƣờng công tác quản lý tàu cá có công suất dƣới 30CV, theo đó nhóm tàu công suất dƣới 20CV không đƣợc phát triển, thay vào đó trong giai đoạn vừa qua nhóm tàu có suất từ 20 -<90 CV và trên 90CV có hƣớng phát triển nhanh, cụ thể năm 2013 tăng 48 tàu cá so với năm 2009. Với việc gia tăng tàu cá có công suất lớn trong những năm qua ngƣ dân đang dần vƣơn ra khai thác xa bờ.

3.1.2. Thực trạng nghề khai thác

Trong những năm gần đây, đội tàu cá của xã chủ yếu hoạt động khai thác tập trung ở các nhóm nghề là lƣới kéo (lƣới kéo tôm), lƣới rê, nghề khác (lồng bẩy ghẹ, mành chụp, vó ốc hƣơng,...) biến động nghề khai thác thể hiện nhƣ sau:

Bảng 3.2. Biến động nghề khai thác thủy sản giai đoạn 2009 - 2013 Phân theo nghề năm Lƣới kéo Lƣới rê Nghề khác Tổng cộng

2009 135 337 97 569

2010 132 335 95 562

2011 125 322 85 532

2012 125 320 85 530

2013 120 326 78 524

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tĩnh Gia, 2013)

Từ bảng trên có thể xây dựng đồ thị về biến động nghề khai thác ven bờ của xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2009-2013 nhƣ sau:

Đồ thị 3.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia

135 132 125 125 120 337 335 322 320 326 97 95 85 85 78 569 562 532 530 524 0 100 200 300 400 500 600 2009 2010 2011 2012 2013 Lƣới kéo Lƣới rê Nghề khác Tổng cộng Số lƣợng nghề

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)