Giải pháp về quyền khai thác của cộng đồng ngƣ dân

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 87 - 88)

Theo Hƣớng dẫn Khu vực về Đồng quản lý nghề cá của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), “quyền khai thác” đƣợc hiểu là quyền đƣợc khai thác nguồn lợi thủy sản ở một vùng nƣớc nhất định do cấp có thẩm quyền xác lập và giao cho một tổ chức tiếp nhận nhằm hỗ trợ công tác quản lý Nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. “Quyền khai thác” khác Giấy phép khai thác ở chỗ, nó không chỉ là giấy thông hành đƣợc phép đi đánh cá sau khi đăng ký với chính quyền, mà nó còn là một công cụ để quản lý vì nó chỉ cho phép ngƣ dân đƣợc khai thác ở một vùng nƣớc có ranh giới, tọa độ nhất định và hỗ trợ việc xác lập các chỉ tiêu nhƣ khai thác bao nhiêu, và ngƣ cụ nào,... “Quyền khai thác” còn cho phép tổ chức tiếp nhận quyền đó đƣợc tham gia quản lý, bảo vệ, và tái tạo nguồn lợi thủy sản đƣợc giao-tức là tăng thêm trách nhiệm cho ngƣời nhận quyền đó, giảm bớt gánh nặng quản lý cho các cơ quan Nhà nƣớc, đồng thời hạn chế những hành vi đánh bắt thiếu trách nhiệm.

Quyền khai thác, thay vì giao cho cá nhân (chủ tàu) thì chỉ đƣợc giao cho một tổ chức cộng đồng khai thác nhỏ ven bờ nơi họ có đời sống phụ thuộc rất lớn vào nguồn lợi thủy sản nhƣng lại chƣa có quyền đƣợc tham gia quản lý để chống lại nạn khai thác trái phép và thiếu trách nhiệm. Nhƣ vậy, giao “quyền khai thác” cho cộng đồng, vừa góp phần giải quyết vấn đề xã hội, vừa nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực đồng quản lý nên cần đƣợc làm sớm.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)