Năng suất khai thác theo cơ cấu nghề

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 48)

- Nghề lƣới kéo: Năm 2013, toàn xã có 120 tàu cá làm nghề lƣới kéo đơn, chiếm 22,9%, bình quân công suất 30CV/tàu làm nghề khai thác tôm chủ yếu tại các ngƣ trƣờng phía Đông Nam đảo Hòn Nẹ đến đảo Mê vùng nƣớc có độ sâu từ 10 - 20m, năng suất bình quân 200 kg/CV/năm; thu nhập bình quân từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng/lao động; nghề khai thác chủ yếu tập trung tại các thôn nghề cá của xã: Thanh Bình, Nam Tiến, Nam Thành và Bắc Thành. Hiện nay, ở xã vẫn còn một số hộ ngƣ dân thƣờng lén lút sử dụng xung kích điện kết hợp khai thác dẫn đến ngƣ trƣờng ven bờ bị tàn phá nghiêm trọng ở khu vực ven bờ ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của các loài thuỷ sản.

- Nghề lƣới rê: Có 326 tàu cá (làm nghề rê cá trích, tôm, cua ghẹ,…) chiếm 62,2%, công suất bình quân 15CV/tàu; đối tƣợng khai thác chính là cá trích, tôm, cá lƣỡng,… năng suất bình quân 180 kg/CV/năm; thu nhập bình quân từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/tháng/lao động; nghề phát triển ở các thôn nghề cá của xã Hải Ninh, sản phẩm khai thác đƣợc chủ yếu phục vụ tại chỗ và một phần bán cho các đầu nậu tiêu thụ ở thành phố và các huyện thị lân cận.

- Nghề khác: Lồng bẫy, lƣới vó, pha xúc,… có 84 tàu cá, chiếm 16% tổng số tàu cá, công suất bình quân 40CV/tàu; khai thác chủ yếu ở vùng lộng và vùng khơi, đối tƣợng khai thác chủ yếu cá, cua, ghẹ, mực, ốc hƣơng, cá nục,..., năng suất bình quân 185 kg/CV/năm; thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng/tháng/lao động. Các nghề khai thác này đƣợc xem là nghề truyền thống của đia phƣơng, phù hợp với quy mô đầu tƣ của nhiều hộ gia đình, tần suất khai thác quanh năm và ổn định.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 48)