Mục tiêu của mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 54)

3.2.2.1. Mục tiêu chung:

Quản lý nguồn lợi ven biển thuộc phạm vi quản lý của cộng đồng địa phƣơng thông qua các hoạt động khai thác thủy sản hợp lý, bảo vệ môi trƣờng sống ven biển và đa dạng sinh học của các loài thủy sản nhằm góp phần đảm bảo hoạt động khai thác nguồn lợi ven bờ theo hƣớng bền vững.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng đƣợc mô hình đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ áp dụng ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vùng ven biển.

- Nâng cao năng lực quản lý cho chính quyền địa phƣơng, Tổ đồng quản lý mô hình và các thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng ngƣời dân xã Hải Ninh về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- Qui hoạch, định hình, phân chia đƣợc các ranh giới vùng khai thác vùng ven biển cho cộng đồng ngƣ dân làm nghề khai thác, bảo vệ nguồn lợi.

- Giảm sức ép khai thác nguồn lợi thuỷ sản thông qua xây dựng các mô hình sinh kế thay thế tạo thu nhập ổn định cho ngƣ dân.

3.2.3. Hoạt động khai thác thủy sản của mô hình

Nội dung hoạt động của mô hình đƣợc xây dựng dựa trên khung Kế hoạch hoạt động đồng quản lý do ngƣ dân trực tiếp đề xuất9. Các hoạt động đƣợc đề xuất này dựa trên nguyên tắc: Bảo vệ nguồn lợi, phát triển bền vững, nâng cao năng suất, hiệu quả sau này làm cho đời sống ngƣời dân đƣợc nâng lên, tranh chấp trên biển giảm hết, an ninh trật tự dần đƣợc ổn định. Các nội dung hoạt động của mô hình đƣợc đề xuất dựa trên các phân tích về rủi ro và thách thức cộng đồng ngƣ dân xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia đang phải đối mặt và cần phải có giải pháp cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản ven bờ ở địa phƣơng giúp cộng đồng ngƣ dân có đƣợc sinh kế ổn định và bền vững, cụ thể các hoạt động đƣợc nghiên cứu, đề xuất nhƣ sau:

3.2.3.1. Vấn đề hoàn thiện thể chế pháp lý quản lý nghề cá ven bờ:

Hoạt động đồng quản lý nghề cá: Thực trạng hiện nay, đối với nghề cá ven bờ còn thiếu tính pháp lý và cơ chế khuyến khích, do đó giải pháp cần để giải quyết vấn đề này là dựa vào các mô hình và các bài học thành công từ thực tiễn, nghiên cứu hoàn thiện thống nhất các hƣớng dẫn về giao quyền quản lý khai thác mặt nƣớc ven bờ cho cộng đồng ngƣ dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến quyền lợi pháp lý lâu dài của cộng đồng ngƣ dân đƣợc luật pháp bảo vệ cũng nhƣ các cơ chế khuyến khích khi thực hiện tốt mô hình đồng quản lý.

9

Kế hoạch đồng quản lý nghề cá xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia đƣợc xây dựng có sự tham gia hỗ trợ của nhóm chuyên gia Tƣ vấn, các đơn vị có liên quan tiến hành các cuộc họp, tham vấn với cộng đồng ngƣ dân và đƣợc tài trợ tài chính từ Ngân hàng Thế giới, thuộc dự án CRSD tỉnh Thanh Hóa.

Cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng: Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản (cấp tỉnh)/UBND huyện /xã tiến hành xác định phạm vi, ranh giới giao cho cộng động

ngƣ n bờ,

xây dựng khung pháp lý để tiến hành trao quyền quản lý cho Tổ chức ngƣ dân thực hiện đồng quản lý vùng biển ven bờ.

3.2.3.2. Năng lực quản lý và thực thi pháp luật cấp tỉnh/huyện/xã và cộng đồng ngƣ dân còn yếu và thiếu: ngƣ dân còn yếu và thiếu:

Vấn đề cần giải quyết là việc sử dụng ngƣ cụ khai thác không tuân theo quy định; công tác đăng ký, đăng kiểm, kiểm tra, kiểm soát tàu xuất bến có đủ điều kiện đi biển chƣa đƣợc thƣờng xuyên, thiếu chặt chẽ;việc phối hợp chƣa hiệu quả của các cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng; Tổ đồng quản lý nghề cá của ngƣ dân chƣa đƣợc thành lập.

Giải pháp đề ra để giải quyết các vấn đề là trên cơ sở sự phối hợp của Cơ quan thực thi pháp luật cấp tỉnh/huyện/xã với Tổ chức ngƣ dân tổ chức các đợt tuần tra phát hiện các vi phạm tại chỗ; Tổ chức ngƣ dân tăng cƣờng sự theo dõi để phát hiện vi phạm báo cáo với cơ quan chuyên ngành để có xử lý kịp thời và hiệu quả; tăng cƣờng thực thi đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác, kiểm soát tàu cá đi khai thác có sự tham gia của cộng đồng, công tác quản lý tàu cá nhỏ ở địa phƣơng của cơ quan quản lý cấp tỉnh/huyện/cấp xã đƣợc quản lý chặt chẽ và hiệu quả, đồng thời đƣa mô hình Tổ đồng quản lý, có kế hoạch, có quy chế, có trụ sở hoạt động đƣợc cộng đồng đồng thuận và đƣợc cơ quan chức năng phê duyệt để cùng quản lý các hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ ở địa phƣơng.

Trách nhiệm thực hiện các giải pháp chính: L

đợt tuần tra, kiểm soát độc lập, hoặc phối hợp với lực lƣợng Biên phòng kết hợp tuần tra trung khu vực ven biển, đồng thời Kiểm ngƣ phối hợp cùng với Tổ đồng quản lý thực hiện diễn tập, tuần tra khu vực đồng quản lý, Tổ đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ thƣờng xuyên thực hiện theo dõi khu vực đồng quản lý nhằm phát hiện các vụ vi phạm và báo cáo qua đƣờng dây nóng để cơ quan chuyên ngành có hành động phù hợp; Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản/UBND huyện/ UBND xã phối hợp

quan, cần tổ chức nhiều cuộc họp tham vấn cộng đồng nhằm thu thập thông tin, ý kiến ngƣ dân phản hồi để hoàn thiện tổ chức ngƣ dân đáp ứng yêu cầu đề ra.

3.2.3.3. thủy sản ĐQL:

Để nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản với định hƣớng khai thác bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, từng bƣớc nâng cao mức sống, ổn định sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngƣ dân vùng biển ở khu vực đồng quản lý, Tổ đồng quản lý nghề cá cùng với chinh quyền địa phƣơng đã đặt ra các mục tiêu cần phải đạt đƣợc, cụ thế là cần phải phát triển ổn định, tiến đến giảm dần số lƣợng tàu cá có công suất nhỏ (<20CV) khai thác ven bờ để giảm áp lực khai thác ở vùng ven bờ, tàu cá sử dụng ngƣ cụ kết hợp xung kích điện để khai thác, ngƣ cụ cấm khai thác, tàu cá và vận động ngƣ dân tập trung phát triển, cải hoán đội tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ.

3.2.3.4. Một số quan điểm của ngƣ dân tham gia mô hình ĐQL:

Quan điểm về sản lƣợng khai thác so với các năm trƣớc đây: Trong số 410 hộ đƣợc thu thập thông tin về quan điểm sản lƣợng khai thác, 71,6% số họ cho rằng sản lƣợng KTTS giảm so với những năm trƣớc, số tàu này tập trung chủ yếu trong nhóm tàu giã đôi 20 -<50CV và nghề mành 20 -< 90CV. Lý do chủ yếu của việc giảm sản lƣợng là do có quá nhiều tàu đánh bắt trên một vùng biển, còn nhiều tàu sử dụng ngƣ cụ phạm pháp để KTTS nhƣ: chất nổ, xung điện, tình trạng có nhiều nghề khai thác trên cùng một vùng biển sinh ra mâu thuẫn cũng là lý do cơ bản của việc giảm sản lƣợng, nhiều tàu xa bờ còn vào khai thác ở vùng gần bờ, nhất là nghề lƣới kéo đôi công suất lớn. Chỉ có 45 hộ, chiếm 11% cho rằng sản lƣợng khai thác của họ ổn định và đôi khi còn tăng lên so với những năm trƣớc đây, và số tàu có sản lƣợng tăng lên tập trung ở nhóm tàu chụp mực 20 -< 90CV, tàu lƣới kéo đơn có công suất từ 50 -< 90CV(phần lớn nhóm tàu này lén lút sử dụng ngƣ cụ kết hợp xung kích điện để khai thác). Có sự gia tăng sản lƣợng ở đội tàu này chủ yếu là do nghề mới du nhập và đã đƣợc cải tiến, đầu tƣ nâng cấp nghề nghiệp cũng nhƣ khai thác những ngƣ trƣờng mới. Tuy nhiên, trong nhóm tàu của cộng đồng ngƣ dân ở khu vực có công suất dƣới 20CV đánh bắt chủ yếu bằng các nghề: lƣới rê, câu, lồng bẫy, xăm moi,... mang lại sản lƣợng ngày càng giảm so với những năm trƣớc đây, theo nhận định của ngƣ dân thì từ những năm 2010 trở về trƣớc tỷ lệ sản lƣợng khai thác đƣợc chỉ giảm khoảng 5%, nhƣng từ

năm 2010 đến nay thì tỷ lệ sản lƣợng khai thác đƣợc giảm rõ rệt nhất, có tỷ lệ trên 10% so với những năm trƣớc.

Bảng 3.4. Quan điểm chung về sản lƣợng khai thác Quan điểm Số hộ Tỷ lệ (%)

Lớn hơn 15 3,7

Bằng 30 7,3

Nhỏ hơn 365 89,0

Biến động sản lƣợng khai thác cũng rất khác nhau giữa các đội tàu: Đối với đội tàu nghề lƣới kéo (giã), có đến 45,5% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng sản lƣợng bị suy giảm trong 5 năm gần đây. Nghề mành, lƣới rê, câu, lồng bẫy,... cũng có tỷ lệ ngƣời trả lời sản lƣợng suy giảm mạnh so với 5 năm trƣớc. Riêng nghề chụp mực trong nhóm công suất 50 -<90CV có tới 67% số ngƣời cho rằng sản lƣợng tăng so với các năm trƣớc và chủ yếu là do tàu thuyền, ngƣ cụ đƣợc cải hoán và ngƣ trƣờng đƣợc mở rộng.

Bảng 3.5. Quan điểm về nguồn lợi của một số đội tàu KTTS chính

Nghề chính Tổng số hộ Lớn hơn10 Bằng Nhỏ hơn Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Lƣới kéo đơn 20-< 50CV 22 5 22,7 7 31,8 10 45,5 Lƣới kéo đơn 50-< 90 CV 50 3 6,0 5 10,0 42 84,0 Mành chụp 20 -< 90 CV 21 14 67,0 4 19,0 3 14,0 Lƣới rê dƣới 20 CV 277 6 85,7 0 0,0 271 90,8

Câu dƣới 20 CV 25 0 0,0 7 0,0 18 72,0

Lồng bẫy 20-<50 CV 15 0 0,0 7 46,7 8 53,3 Thái độ của ngƣ dân đối với năng lực quản lý ngành: Qua phỏng vấn 410 chủ tàu KTTS, có tới 73,7% số ngƣời cho rằng việc quản lý nguồn lợi chƣa thực sự có hiệu quả và họ chƣa thực sự hài lòng với cách quản lý này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến họ không hài lòng, trong đó có phản ánh do các cơ quan quản lý đƣa ra các văn bản pháp luật nhƣng việc thực thi chƣa có hiệu quả, thí dụ nhƣ việc cấm các nghề khai thác hủy diệt (chất nổ, xung điện), hay cấm các tàu cá công suất lớn vào hoạt động ở vùng biển

10 So sánh dựa vào mức độ hài lòng của ngƣ dân khai thác thủy sản tại thời điểm điều tra so với thời điểm 5 năm trƣớc đây.

ven bờ,.... Một số ngƣời cho rằng, lực lƣợng thực thi pháp luật tại các cửa lạch, trên các vùng biển còn gây nhiều phiền hà cho ngƣ dân khi ra biển và hoạt động trên biển.

Bảng 3.6. Quan điểm của ngƣ dân đối với quản lý nguồn lợi Quan điểm Hài lòng Chƣa hài lòng

Số lƣợng 100 310

Tỷ lệ (%) 24,4 75,6

Khi đƣợc phỏng vấn làm thế nào để tăng cƣờng quản lý nguồn lợi, đa số ngƣ dân cho rằng, việc giảm số lƣợng tàu thuyền là rất khó khả thi vì đây là nghề kiếm sống chính của họ. Một số giải pháp chính ngƣ dân đề nghị là tăng cƣờng quản lý, xóa bỏ những nghề gây xâm hại nguồn lợi và nên thực hiện đồng quản lý. Đa số ngƣ dân đều đề nghị nên quy định những vùng cấm, mùa vụ cấm đối với một số loại nghề khai thác ở khu vực đồng quản lý và trong vùng sinh sản của các loài thủy sản và nên có chính sách hỗ trợ đối với những mùa vụ cấm khai thác cho cộng đồng ngƣ dân khai thác ở khu vực này.

Thu nhập của ngƣ dân so với các năm trƣớc: So sánh thu nhập từ nghề đánh bắt thuỷ sản hiện nay với 5 năm trƣớc đây thì thấy một bức tranh không mấy khả quan đối với nghề KTTS. Có tới 56,1% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng thu nhập của họ nhỏ hơn so với 5 năm trƣớc đây, 29,5% cho rằng thu nhập không thay đổi và 14,4% trả lời thu nhập của họ tăng lên.

Bảng 3.7. Quan điểm về thu nhập so với các năm trƣớc Quan điểm Lớn hơn Không thay đổi Nhỏ hơn

Số hộ 59 121 230

Tỷ lệ (%) 14,4 29,5 56,1

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sụt giảm thu nhập đƣợc cho là sản lƣợng đánh bắt giảm còn chi phí thì lại tăng, chi phí tăng chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng cao trong thời gian vừa qua, giá các nguyên liệu phục vụ tăng, trong khi giá bán các mặt hàng thủy sản tăng không đáng kể và không tƣơng ứng với tốc độ tăng giá nhiên liệu, mặt khác do tác động của việc tăng số lƣợng tàu cá khai thác với mật độ lớn ở vùng ven biển dẫn đến nhiều hộ khai thác sản lƣợng mang lại giảm sút đáng kể, đây là vấn đề đã đƣợc cộng đồng ngƣ dân thảo luận rất kỹ tại các cuộc tham vấn nhằm tìm hƣớng ổn định số lƣợng tàu cá ở khu vực đồng quản lý và các ngƣ trƣờng truyền thống khác.

Quan điểm về cuộc sống trong tƣơng lai:

Trong 186 hộ đƣợc điều tra (bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm), có 16% số chủ tàu không tham gia vào các tổ chức có liên quan tới nghề cá (cụ thể là Tổ đồng quản lý) với lý do là hiện nay vẫn đảm bảo đƣợc điều kiện phát triển khai thác thủy sản, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi những ngƣời xung quanh số chủ tàu không tham gia tổ chức ngƣ dân về nhóm nghề sử dụng trong khai thác thủy sản thì 100% họ nói rằng những chủ tàu này làm nghề có tính chất khai thác tận thu, xâm hại nguồn lợi và trang bị tàu cá công suất lớn; có 68,8% số chủ tàu tham gia vào mô hình đồng quản lý, với mục đích là cần có sự hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, nhất là vốn trong quá trình sản xuất, tạo lập một khung pháp lý quản lý vùng ven bờ của cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trƣờng sống của các loài có giá trị kinh tế cao nhƣ: tôm bộp, ghẹ xanh,...

Quan điểm của các chủ tàu về cuộc sống trong tƣơng lai: có 48,4% cho rằng cuộc sống của họ có bền vững hay không phụ thuộc vào sự bền vững của nguồn lợi hải sản; 35,3% số ngƣời cho rằng nghề KTTS vẫn đảm bảo cuộc sống tƣơng lai cho họ; chỉ có 16,3% cho rằng nếu cứ tiếp tục KTTS nhƣ hiện nay thì cuộc sống trong tƣơng lai của họ sẽ bị đe dọa.

Bảng 3.8. Tƣơng lai của nghề KTTS

Quan điểm Đảm bảo Không Còn tùy

Số hộ 67 31 92

Tỷ lệ (%) 35,3 16,3 48,4

Nhìn chung, đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng ngƣ dân xã Hải Ninh đã đƣợc cải thiện trong những năm vừa qua. Trên 60% cộng đồng cho rằng đời sống văn hoá, kinh tế- xã hội của cộng đồng ngƣ dân ở đây đã đƣợc cải thiện và nghề đánh bắt thuỷ sản đã góp phần đáng kể vào sự phát triển này. Tuy nhiên, trên thực tế đa số các họ đều có vay nợ từ các nguồn khác nhau.

Khi đƣợc hỏi về ý định chuyển sang nghề khác, mở rộng sản xuất kinh doanh các ngành nghề liên quan và không liên quan đến nghề cá, thì nhu cầu thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới: Có 132 hộ sẽ có kế hoạch đầu tƣ sản xuất, kinh doanh trong thời gian tời, với nhu cầu vốn đầu tƣ khoảng 36.460 triệu đồng, trong đó vốn đầu tƣ để tăng qui mô sản xuất, kinh doanh (cho 5 nhóm nghề) là

25.050 triệu đồng, vốn đầu tƣ chuyển đổi nghề, đào tạo nghề là 11.410 triệu đồng, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.9. Hộ ngƣ dân có nhu cầu đầu tƣ tăng qui mô nghề KTTS Hạng mục đầu tƣ Hộ tham gia Qui mô đầu tƣ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 54)