Sinh kế cho cộng đồng ngƣ dân thiếu ổn định

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 53)

Hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao trong cộng đồng ngƣ dân: Hiện nay, toàn xã có 790 hộ nghèo (chiếm 24% tổng số hộ trong xã), trong đó số hộ nghèo làm nghề khai thác thủy sản là 520 hộ (chiếm 65,8% tổng số hộ nghèo). Có 365 hộ nghèo tham gia mô hình đồng quản lý, chiếm 70,2% tổng số hộ nghèo khai thác thủy sản. Ngƣ dân chƣa nhận thức đầy đủ về nguyên nhân sản lƣợng khai thác thấp là do tình trạng khai thác quá mức, tận thu sản phẩm. Sản lƣợng càng thấp ngƣ dân càng gia tăng cƣờng lực khai thác khiến nguồn lợi ngày càng cạn kiệt hơn làm cho sinh kế của họ ngày càng khó khăn hơn.

Thiếu cơ hội việc làm để tạo thêm nguồn thu nhập mới: việc tiếp cận các nguồn lực đầu tƣ phục vụ phát triển sản xuất tạo thêm việc làm ổn định và thu nhập cho ngƣ dân còn hạn chế. Việc tiếp cận với nguồn vốn đầu tƣ khó khăn, thiếu cơ chế khuyến khích đầu tƣ ban đầu cho ngƣ dân để chuyển đổi nghề, mở rộng qui mô sản xuất.

Thiếu cơ hội đào tạo nghề: Có trên 95% lao động nghề cá ở xã chƣa có cơ hội đƣợc tham gia các khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật nghề nhằm nâng cao hiệu quả làm việc

của họ, do đó cơ hội ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác thân thiện mới môi trƣờng chậm hoặc chƣa đƣợc áp dụng vào thực tiễn. Chƣa có cơ chế chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề cho ngƣ dân và con em họ nhằm giảm sự lệ thuộc vào nguồn lợi thủy sản.

Phát triển giới khu vực ven biển: Thiếu cơ hội việc làm và hoạt động xã hội cho phụ nữ: Tham gia của phụ nữ vào việc phát triển kinh tế - xã hội chƣa đƣợc các cấp các ngành quan tâm đúng mức, thƣờng phụ nữ và trẻ em địa phƣơng tham gia quá nhiều về hoạt động sinh kế để ổn định cuộc sống, ít có cơ hội tiếp cận các hoạt động xã hội giành cho mình nhƣ nâng cao hiểu biết giáo dục con cái, chăm lo hạnh phúc gia đình, chăm lo sức khỏe, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho phụ nữ đang bị chi phối bỡi suy nghĩ duy trì sinh kế, phát triển kinh tế hộ. Do đó, cần các hoạt động tập huấn, đào tạo, hƣớng nghiệp việc làm cho chị em phụ nữ thuộc khu vực ven biển làm nghề chế biến thủy sản và xây dựng mô hình chế biến thủy sản, phát triển các mô hình kinh tế không phụ thuộc vào nguồn lợi ven biển nhƣ chăn nuôi gia súc, gia cầm,... nhằm để: (1) làm giảm bớt thời gian cho phụ nữ để họ có nhiều thời gian chăm sóc cho con cái; (2) tăng thu nhập hoặc cơ hội việc làm cho phụ nữ.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 53)