3.2.6.1. Xác định nguồn nhân lực
- Hộ tham gia mô hình đồng quản lý: 410 hộ, trong đó: Có 347 hộ khai thác ven bờ, chiếm 92,3% tổng số hộ khai thác ven bờ (376 hộ); có 59 hộ khai thác ở vùng lồng bằng các nghề lƣới kéo tôm, vó ốc, ghẹ thƣờng xuyên khai thác ở vùng biển ven bờ và 04 hộ làm nghề nuôi ngao kiêm khai thác thủy sản ở vùng ven biển của xã có nguyện vọng đƣợc tham gia mô hình đồng quản lý.
- Số liệu thu thập thông tin từ 410 tổng hợp cho kết quả nhƣ sau: Tổng số hộ thu thập thông tin 410 hộ, với số nhân khẩu là 1.787 ngƣời, trong đó nữ giới là 846 ngƣời, chiếm 47,3%; Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 912 ngƣời, trong đó lao động là nữ giới là 421 ngƣời, chiếm 46,2%. Số lao động đƣợc đào tạo chỉ có 50 ngƣời, chiếm 5,5%, trong đó có 02 lao động là nữ giới; Số ngƣời có thu nhập ổn định là 583 ngƣời, chiếm 63,9% tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động, trong đó nữ có là 126 ngƣời.
- Trên cơ sở số liệu khảo sát ở cấp cộng đồng nhận thấy rằng nguồn nhân lực phục cho mô hình tƣơng đối rồi rào, số lƣợng lao động ở trong độ tuổi lao động đáp ứng đƣợc nhu cầu nghề cá địa phƣơng (bao gồm cả hoạt động khai thác thủy sản vùng biển xa bờ) và một phần lao động phục vụ cho các địa phƣơng khác, chính vì vậy, nhằm để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong mô hình, cộng đồng ngƣ dân đề xuất cần có hỗ trợ đạo tạo, nâng cao năng lực nghề cho ngƣ dân và con em họ để có cơ hội cải thiện điều kiện làm việc, tăng thêm thu nhập ổn định cuộc sống trong tƣơng lai.
3.2.6.2. Nguồn tài chính
Đồng quản lý đòi hỏi phải có nguồn kinh phí bền vững để có thể hỗ trợ Kế hoạch đồng quản lý của mô hình. Trong 03 đầu của mô hình xã Hải Ninh đã nhận đƣợc hỗ trợ từ dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa, vốn vay của WB trong cho các hoạt động đƣợc nêu trong bản kế hoạch nhƣ: hỗ trợ hoàn thiện thể chế, chính sách thực thi quản lý nghề cá, tăng cƣờng năng lực quản lý và thực thi pháp luật cấp tỉnh/huyện/xã và cộng đồng ngƣ dân, các hoạt động nhằm bảo vệ môi trƣờng ven biển và hỗ trợ phát triển, ổn định sinh kế cho cộng động ngƣ dân ven biển.
Tuy nhiên, để duy trì mô hình hoạt động trong những năm sau kết thúc dự án, tại thời điểm này Tổ đông quản lý đã xác các thành viên cộng đồng tự nguyện đóng góp, huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc và xây dựng hoạt động tạo ra nguồn thu từ dịch vụ khai thác, dịch vụ giá trị gia tăng tạo lợi nhuận từ khai thác, dịch vụ môi trƣờng,...
3.2.6.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ mô hình
Mô hình đồng quản lý ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia xác định việc hình thành cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng là thực sự cấp thiết nhƣ: hạ tầng trụ sở hoạt động Tổ đồng quản lý, các công trình bến cá, luồng lạch ra vào bến, hệ thống phao tiêu báo hiệu giới hạn khu vực đồng quản lý,... những hạng mục công trình này sẽ đƣợc dự án hỗ trợ nằm trong kế hoạch do cộng đồng xây dựng nên. Hiện nay, trụ sở hoạt động của Tổ đồng quản lý đang đƣợc UBND xã bố trí tại khu vực hội trƣờng UBND xã và đang làm các thủ tục để nâng cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng, đi cùng với việc nâng cấp trụ sở dự án quan tâm hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ cho cộng đồng.
3.2.7. Các quy định thực hiện mô hình đồng quản lý 3.2.7.1. Đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh của mô hình 3.2.7.1. Đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh của mô hình
Để đƣa mô hình đi vào hoạt động có hiệu quả thực sự dựa trên khung kế hoạch đã đƣợc công đồng ngƣ dân trong mô hình, các bên liên quan tham gia mô hình thông quan, trên cơ sở xác định đƣợng đối tƣợng, phạm vi hoạt động phải đảm bảo nguyên tắc chung nằm trong khuôn khổ pháp luật thủy sản cho phép và các cơ quan quản lý nghề cá đồng thuận để thiết lập nên đƣợc Tổ chức ngƣ dân hoạt động đồng thời cùng với cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng giúp quản lý tốt các hoạt động khai thác thủy sản ở khu vực đồng quản lý, chính vì thế đối tƣợng, phạm vi điều chính hoạt động của mô hình đã cộng đồng ngƣ dân thảo luật rất kỹ và thận trọng đƣa ra quyết định của mình, cụ thể đƣợc trích dẫn nhƣ sau:
Về đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh
- Đồng quản lý là sự hợp tác quản lý giữa cộng đồng ngƣ dân đƣợc tổ chức theo Tổ Đổng Quản Lý (ĐQL) với các cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng.
- Quy chế Tổ Đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Hải Ninh nhằm cụ thể hóa một số nội dung của Luật Thủy sản với mục đích quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ thuộc địa bàn xã theo hƣớng bền vững.
- Quy chế Tổ Đồng quản lý quy định cụ thể về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 542/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 của UBND tỉnh, theo đó quy định về đồng quản lý trong khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ.
- Quy chế áp dụng cho tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên vùng biển ven bờ xã Hải Ninh.
- Ban điều hành Tổ Đồng quản lý nghề cá, các thành viên ở các bộ phận do cộng đồng ngƣ dân bầu ra thông qua bầu hình thức bầu cử dân chủ, công khai.
- Vùng biển mà Tổ Đồng quản lý quản lý nằm trong khoảng 6 hải lý vào bờ, là đƣờng thẳng nối hai điểm: điểm đầu và điểm cuối theo địa giới hành chính của xã vuông góc với đƣờng bờ.
Nguyên tắc hoạt động:
- Cộng đồng ngƣ dân chủ động tham gia vào lập kế hoạch và thực hiện đồng quản lý, tham gia vào quá trình ra quyết định, cùng chịu chi phí và hƣởng lợi ích từ những quyết định đó.
- Các hoạt động nghề cá trong vùng biển thực hiện Đồng quản lý phải có sự đảm bảo nguồn lợi đƣợc sử dụng một cách công bằng và bền vững.
- Các văn bản của Tổ Đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Hải Ninh sử dụng con dấu treo của UBND xã Hải Ninh.
3.2.7.2. Thành lập các đội, tổ/nhóm quản lý/điều hành mô hình
Để có thể thực hiện đƣợc đồng quản lý ở cấp địa phƣơng, một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là xây dựng một thể chế chính thức có hiệu lực và hiệu quả, đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ cộng đồng địa phƣơng thừa nhận nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất cũng nhƣ quản lý có thể vận hành một cách thuận lợi. Trƣớc hết, cần xác định phạm vi của thể chế này là ở cấp cộng đồng, trong một số trƣờng hợp có thể mở rộng tới cấp quản lý. địa phƣơng (cấpxã/huyện/tỉnh)15. Do đó, mô hình đồng quản lý nghề cá xã Hải Ninh đƣợc thành lập với cơ cấu tổ.
Cấp cộng đồng: Bộ máy tổ chức và quản lý ĐQL ở cấp cộng đồng gồm các thành phần chủ yếu sau: Ban điều hành Tổ đồng quản lý có 15 thành viên; các nhóm đồng quản lý ở các thôn nghề cá trọng điểm có từ 7 - 10 thành viên/nhóm và mỗi nhóm hình thành 02 đội chuyên trách, gồm đội chuyên trách trên biển và đội chuyên
trách trên bờ, mỗi đội chuyên trách đƣợc tổ chức từ 5 – 10 thành viên. Nhiệm vụ của các thành viên tham gia đƣợc quy định trong quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ đồng quản lý.
Hình 3.2: Ký kết biên bản thỏa thuận giữa Tổ ĐQL và các bên liên quan
Cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng (Ban chỉ đạo mô hình Đồng quản lý): Đƣợc thành lập ở cấp xã nhằm để hỗ trợ các hoạt động của Tổ đồng quản lý, hƣớng dẫn và giám sát quá trình hoạch định, thực hiện Kế hoạch đồng quản lý của mô hình, tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất với Tổ đồng quản lý hoặc với cả cộng đồng; tiếp nhận các thông tin từ Tổ đồng quản lý và chuyển đến nơi có thẩm quyền giải quyết và một trong một số trƣờng hợp: Giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện do Tổ đồng quản lý chuyển lên; có trách nhiệm truyền đạt các thông tin quản lý từ cơ quan quản lý (nếu đƣợc ủy quyền) đến Tổ đồng quản lý để phổ biến cho ngƣời dân địa phƣơng thực hiện; hỗ trợ cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng xây dựng các giải pháp quản lý ở địa phƣơng liên quan đến mô hình đồng quản lý, tìm kiếm nguồn tài chính giúp cho Tổ đồng quản lý cũng nhƣ cộng đồng ngƣ dân cùng phát triển.
3.2.7.3. Các bên tham gia đồng quản lý
Thông qua các cuộc họp tham vấn cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng, các bên liên quan tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện bản dự thảo quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ ở địa phƣơng, đã hình thành nên khung thể chế áp dụng ở địa phƣơng đƣợc cộng đồng ngƣ dân tham gia mô hình đồng quản lý và các bên liên quan đồng thuận thông qua tại Hội nghị chuẩn bị công bố
thành lập Tổ chức ngƣ dân, dƣới đây xin đƣợc trích dẫn một số quy định trong bản qui chế nhƣ sau:
Hình 3.3: Hoạt động xây dựng thể chế của mô hình Về nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Tổ đồng quản lý: Cơ cấu tổ chức Tổ chức ngƣ dân (Tổ đồng quản lý) - Ban điều hành Tổ Đồng quản lý của ngƣ dân:
+ Ban điều hành Tổ ĐQL là bộ phận thƣờng trực của Tổ ĐQL, có trách nhiệm chỉ đạo và quyết định những vấn đề quan trọng của Tổ ĐQL.
+ Ban điều hành Tổ ĐQL họp định kỳ 01 tháng hai lần (ngày 05 và ngày 25) để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý và hành chính.
+ Ban điều hành gồm có: Tổ trƣởng, 02 Tổ phó và 08 Tổ viên.
Tổ trƣởng: Là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của Tổ theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Chủ tịch UBND xã về toàn bộ hoạt động của Tổ; Tổ trƣởng có quyền triệu tập cuộc họp cộng đồng để giải quyết các vấn đề quan trọng.
Tổ phó: Giúp Tổ trƣởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Tổ; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Tổ trƣởng và giải quyết các công việc khác do Tổ trƣởng giao.
- Nhóm Đồng Quản Lý: đƣợc thành lập dựa trên cơ sở những thành viên tham gia đồng quản lý ở cùng thôn hoạt động khai thác thủy sản ở khu vực đồng quản lý, mỗi nhóm từ 10 đến 15 thành viên.
- Đội hạt nhân trên biển:
+ Đội hạt nhân trên biển đƣợc thành lập ở 05 thôn, từ các thành viên tích cực, có sức khỏe tốt, và tự nguyện tham gia. Mỗi đội có từ 5 đến 10 thành viên.
+ Đội hạt nhân trên biển có trách nhiệm phối hợp với lực lƣợng chức năng Biên phòng, Kiểm ngƣ tuần tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trong vùng biển ĐQL.
+ Đội hạt nhân trên biển có trách nhiệm ghi chép nhật ký diễn biến vi phạm, nhật ký tuần tra báo cáo cho Ban điều hành Tổ ĐQL; giúp Ban điều hành Tổ ĐQL phát hiện và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra trong địa bản quản lý của mình.
+ Nhiệm vụ của các thành viên Đội hạt nhân trên biển do Tổ trƣởng phân công. - Đội chuyên trách trên bờ:
+ Đội chuyên trách trên bờ là các thành viên trong Ban điều hành Tổ ĐQL thuộc thôn, xóm và chi hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, chi hội nghề cá,...
+ Đội chuyên trách trên bờ có trách nhiệm giám sát sản lƣợng, đóng mới, cải hoán tàu cá, vệ sinh môi trƣờng, tuyên truyền,... và triển khai các mô hình sinh kế mới.
- Thành viên cộng đồng:
+ Thành viên cộng đồng là tất cả mọi thành viên trong cộng đồng tham gia Tổ ĐQL nghề cá ven bờ của xã.
+ Thành viên cộng đồng tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch đồng quản lý đƣợc phê duyệt, có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: không đánh bắt vi phạm, theo dõi diễn biến vi phạm báo cáo về Tổ ĐQL và cơ quan chức năng; hỗ trợ nhóm hạt nhân, cơ quan chức năng kiểm soát vi phạm,… và tuân theo các quy chế của cộng đồng.
- +
+
-
- có một
cuộc họp hàng năm để xem xét việc thực hiện kế hoạch đồng quản lý và tƣ cách các thành viên trong đồng quản lý.
: -
-
-
Xây dựng cơ chế tài chính của Tổ ĐQL:
- Nguồn tài chính: Thành viên cộng đồng tự nguyện đóng góp, huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
- Quản lý tài chính: Thủ quỹ quản lý Tài chính của Tổ ĐQL, là ngƣời do Ban điều hành Tổ ĐQL cử. Mọi chi tiêu liên quan đến Tài chính của Tổ đều tuân theo quy chế quản lý Tài chính của Tổ.
Về họp thành viên Tổ ĐQL: Hàng năm, tổ chức các cuộc họp cộng đồng để giải quyết các vấn đề nảy sinh nhƣ:
- Xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch hàng năm đƣợc phê duyệt, tham khảo ý kiến các thành viên và đề xuất với PPMU về điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
- Việc tuân thủ các qui định về mùa vụ khai thác thuỷ sản; - Các hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản;
- Kết nạp thêm thành viên mới và xem xét nguyện vọng của các thành viên cũ muốn ngừng tham gia tổ ĐQL;
- Hòa giải, giải quyết nội bộ các xung đột giữa các thành viên; - Giám sát các hoạt động kinh tế và quản lý tài chính của cộng đồng.
Các cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng tham gia đồng quản lý nghề cá ven bờ: - Ban Chỉ Đạo Đồng Quản Lý
+ Ban Chỉ Đạo đồng quản lý sẽ đƣợc thành lập ở cấp xã, gồm các thành viên thuộc UBND xã, đại diện các Thôn, và các thành viên mời gồm: Đại diện UBND huyện, Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản để tham gia đối tác với Tổ ĐQL, hỗ trợ Tổ ĐQL thực hiện kế hoạch đƣợc phê duyệt, tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất với Tổ đồng quản lý hoặc với cả cộng đồng.
+ Đại diện cho cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng để tiếp nhận các thông tin từ Tổ đồng quản lý và chuyển đến nơi có thẩm quyền giải quyết và một trong một số trƣờng hợp:
Giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện do Tổ đồng quản lý chuyển lên.
Có trách nhiệm truyền đạt các thông tin quản lý từ cơ quan quản lý (nếu đƣợc ủy quyền) đến Tổ đồng quản lý để phổ biến cho ngƣời dân địa phƣơng thực hiện.
Hỗ trợ cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng xây dựng các giải pháp quản lý ở địa phƣơng liên quan đến mô hình đồng quản lý, tìm kiếm nguồn tài chính giúp cho Tổ đồng quản lý cũng nhƣ cộng đồng ngƣ dân cùng phát triển.
- Các đơn vị quản lý nghề cá tham gia đồng quản lý (cấp tỉnh/ huyện/xã):