Nguồn lợi thuỷ sản và ngƣ trƣờng khai thác

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 30)

Nguồn lợi thủy sản: Khu vực ven biển xã Hải Ninh nằm trong vùng biển huyện Tĩnh Gia, nguồn lợi thuỷ sản vùng biển đƣợc chia làm hai loại, đó là thủy sản nổi và đáy, xuất hiện tập trung ở một số bãi cá, tôm, mực chủ yếu nhƣ sau:

- Bãi cá nổi xuất hiện ở tuyến khơi, độ sâu từ 20 40m nƣớc từ ngang cửa Lạch Ghép thuộc vùng lộng. Đối tƣợng khai thác chủ yếu là: cá Lầm, cá Nục, cá Trích, cá Cơm chiếm khoảng 60 70%, cá Chim, cá Thu, cá Bạc má chiếm khoảng 20 30%.

- Bãi cá đáy xuất hiện ở vùng khơi, độ sâu 30 40m nƣớc từ ngang Lạch Hới đến Đông Nam Hòn Mê là có sản lƣợng khai thác ổn định quanh năm. Đối tƣợng khai thác chủ yếu là: cá Hồng, cá Lƣợng, cá Phèn, cá Mối, cá Bánh đƣờng, cá Trác… cá đáy phân bố ở khắp các vùng thuộc ngƣ trƣờng Tĩnh Gia.

Nguồn lợi tôm: là khu vực sinh sản, sinh trƣởng phát triển của các tôm giá trị kinh tế cao nhƣ: tôm He, tôm Rảo, tôm Bộp, tôm Vàng,…

Vùng ven biển xã Hải Ninh là bãi đẻ, sinh trƣởng của các loài thủy sản trọng điểm của tỉnh nhƣ bãi tôm bộp, bãi cá trích phía Bắc đảo Hòn Mê.

Khu vực ven biển xã Hải Ninh nằm ở trung tâm ngƣ trƣờng khu vực phía Nam của tỉnh gồm bãi cá Bắc Hòn Mê và ngang Lạch Ghép, đây là nơi trú ngụ, sinh sản, phát triển của các đối tƣợng khai thác chủ yếu là cá thu, cá trích, mực nang và các loại cá đáy: hồng, phèn, lƣợng, mối, cá song, cá mú, tôm bộp, bề bề, ghẹ,…

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)