Thông qua các cuộc họp tham vấn cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng, các bên liên quan tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện bản dự thảo quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ ở địa phƣơng, đã hình thành nên khung thể chế áp dụng ở địa phƣơng đƣợc cộng đồng ngƣ dân tham gia mô hình đồng quản lý và các bên liên quan đồng thuận thông qua tại Hội nghị chuẩn bị công bố
thành lập Tổ chức ngƣ dân, dƣới đây xin đƣợc trích dẫn một số quy định trong bản qui chế nhƣ sau:
Hình 3.3: Hoạt động xây dựng thể chế của mô hình Về nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Tổ đồng quản lý: Cơ cấu tổ chức Tổ chức ngƣ dân (Tổ đồng quản lý) - Ban điều hành Tổ Đồng quản lý của ngƣ dân:
+ Ban điều hành Tổ ĐQL là bộ phận thƣờng trực của Tổ ĐQL, có trách nhiệm chỉ đạo và quyết định những vấn đề quan trọng của Tổ ĐQL.
+ Ban điều hành Tổ ĐQL họp định kỳ 01 tháng hai lần (ngày 05 và ngày 25) để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý và hành chính.
+ Ban điều hành gồm có: Tổ trƣởng, 02 Tổ phó và 08 Tổ viên.
Tổ trƣởng: Là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của Tổ theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Chủ tịch UBND xã về toàn bộ hoạt động của Tổ; Tổ trƣởng có quyền triệu tập cuộc họp cộng đồng để giải quyết các vấn đề quan trọng.
Tổ phó: Giúp Tổ trƣởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Tổ; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Tổ trƣởng và giải quyết các công việc khác do Tổ trƣởng giao.
- Nhóm Đồng Quản Lý: đƣợc thành lập dựa trên cơ sở những thành viên tham gia đồng quản lý ở cùng thôn hoạt động khai thác thủy sản ở khu vực đồng quản lý, mỗi nhóm từ 10 đến 15 thành viên.
- Đội hạt nhân trên biển:
+ Đội hạt nhân trên biển đƣợc thành lập ở 05 thôn, từ các thành viên tích cực, có sức khỏe tốt, và tự nguyện tham gia. Mỗi đội có từ 5 đến 10 thành viên.
+ Đội hạt nhân trên biển có trách nhiệm phối hợp với lực lƣợng chức năng Biên phòng, Kiểm ngƣ tuần tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trong vùng biển ĐQL.
+ Đội hạt nhân trên biển có trách nhiệm ghi chép nhật ký diễn biến vi phạm, nhật ký tuần tra báo cáo cho Ban điều hành Tổ ĐQL; giúp Ban điều hành Tổ ĐQL phát hiện và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra trong địa bản quản lý của mình.
+ Nhiệm vụ của các thành viên Đội hạt nhân trên biển do Tổ trƣởng phân công. - Đội chuyên trách trên bờ:
+ Đội chuyên trách trên bờ là các thành viên trong Ban điều hành Tổ ĐQL thuộc thôn, xóm và chi hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, chi hội nghề cá,...
+ Đội chuyên trách trên bờ có trách nhiệm giám sát sản lƣợng, đóng mới, cải hoán tàu cá, vệ sinh môi trƣờng, tuyên truyền,... và triển khai các mô hình sinh kế mới.
- Thành viên cộng đồng:
+ Thành viên cộng đồng là tất cả mọi thành viên trong cộng đồng tham gia Tổ ĐQL nghề cá ven bờ của xã.
+ Thành viên cộng đồng tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch đồng quản lý đƣợc phê duyệt, có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: không đánh bắt vi phạm, theo dõi diễn biến vi phạm báo cáo về Tổ ĐQL và cơ quan chức năng; hỗ trợ nhóm hạt nhân, cơ quan chức năng kiểm soát vi phạm,… và tuân theo các quy chế của cộng đồng.
- +
+
-
- có một
cuộc họp hàng năm để xem xét việc thực hiện kế hoạch đồng quản lý và tƣ cách các thành viên trong đồng quản lý.
: -
-
-
Xây dựng cơ chế tài chính của Tổ ĐQL:
- Nguồn tài chính: Thành viên cộng đồng tự nguyện đóng góp, huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
- Quản lý tài chính: Thủ quỹ quản lý Tài chính của Tổ ĐQL, là ngƣời do Ban điều hành Tổ ĐQL cử. Mọi chi tiêu liên quan đến Tài chính của Tổ đều tuân theo quy chế quản lý Tài chính của Tổ.
Về họp thành viên Tổ ĐQL: Hàng năm, tổ chức các cuộc họp cộng đồng để giải quyết các vấn đề nảy sinh nhƣ:
- Xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch hàng năm đƣợc phê duyệt, tham khảo ý kiến các thành viên và đề xuất với PPMU về điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
- Việc tuân thủ các qui định về mùa vụ khai thác thuỷ sản; - Các hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản;
- Kết nạp thêm thành viên mới và xem xét nguyện vọng của các thành viên cũ muốn ngừng tham gia tổ ĐQL;
- Hòa giải, giải quyết nội bộ các xung đột giữa các thành viên; - Giám sát các hoạt động kinh tế và quản lý tài chính của cộng đồng.
Các cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng tham gia đồng quản lý nghề cá ven bờ: - Ban Chỉ Đạo Đồng Quản Lý
+ Ban Chỉ Đạo đồng quản lý sẽ đƣợc thành lập ở cấp xã, gồm các thành viên thuộc UBND xã, đại diện các Thôn, và các thành viên mời gồm: Đại diện UBND huyện, Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản để tham gia đối tác với Tổ ĐQL, hỗ trợ Tổ ĐQL thực hiện kế hoạch đƣợc phê duyệt, tham gia các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất với Tổ đồng quản lý hoặc với cả cộng đồng.
+ Đại diện cho cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng để tiếp nhận các thông tin từ Tổ đồng quản lý và chuyển đến nơi có thẩm quyền giải quyết và một trong một số trƣờng hợp:
Giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện do Tổ đồng quản lý chuyển lên.
Có trách nhiệm truyền đạt các thông tin quản lý từ cơ quan quản lý (nếu đƣợc ủy quyền) đến Tổ đồng quản lý để phổ biến cho ngƣời dân địa phƣơng thực hiện.
Hỗ trợ cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng xây dựng các giải pháp quản lý ở địa phƣơng liên quan đến mô hình đồng quản lý, tìm kiếm nguồn tài chính giúp cho Tổ đồng quản lý cũng nhƣ cộng đồng ngƣ dân cùng phát triển.
- Các đơn vị quản lý nghề cá tham gia đồng quản lý (cấp tỉnh/ huyện/xã):
+ Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản (cấp tỉnh):
Theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các Trạm Kiểm ngƣ, Tàu tuần tra phối hợp với Tổ đồng quản lý để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, giám sát hoạt động khai thác thủy sản ở khu vực đồng quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Hỗ trợ về pháp lý, kỹ thuật và tìm kiếm nguồn tài chính cho Tổ đồng quản lý, cộng đồng ngƣ dân hoạt động và phát triển.
+ UBND huyện:
Huy động nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động tuần tra, giám sát khai thác, xây dựng cơ bản, quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu ứng dụng mới vào sản xuất và các chi phí hợp lý khác.
Phối hợp với cơ quan quản lý nghề cá cấp tỉnh quản lý chặt chẽ số lƣợng tàu cá hiện có, tăng cƣờng quản lý chặt chẽ công tác đăng kiểm tàu mới, ngăn chặn đóng mới các tàu cá nhỏ khai thác ven bờ, có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả tàu cá lớn hoạt động sai vùng khai thác hoặc các tàu cá vi phạm các quy định của pháp luật thủy sản khi đƣợc cộng đồng ngƣ dân phát hiện và báo lên.
Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Tổ đồng quản lý nghề cá.
+ UBND xã:
Có trách nhiệm hỗ trợ Tổ đồng quản lý thực hiện kế hoạch ĐQL đƣợc phê duyệt, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia tích cực vào quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Phối hợp cơ quan quản lý nghề cá để thực hiện các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nƣớc về quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Hỗ trợ về pháp lý, kỹ thuật và tìm kiếm nguồn tài chính cho Tổ đồng quản lý, cộng đồng ngƣ dân hoạt động và phát triển