Đánh giá kết quả thành lập mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 85)

Xuất phát từ tính cấp thiết những vấn đề đang phải đối mặt, lợi ích mang lại của việc thành lập mô hình ĐQL trong tƣơng lai, sau khi đi vào hoạt động Tổ ĐQL, Cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng đã bƣớc đầu xác định kết quả mang lại rất khả quan, cụ thể:

- Sự đồng thuận của cộng đồng ngƣ dân KTTS ven bờ tham gia vào Tổ chức của ngƣ dân rất cao, có tới gần 100% ngƣ dân tham gia mô hình, và thống nhất các nội dung hoạt động của bản Kế hoạch ĐQL do cộng đồng ngƣ dân đề xuất. Đồng thời, việc hình thành mô hình ĐQL đƣợc sự quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, tìm kiếm nguồn tài chính cho Tổ đồng quản lý hoạt động trong những năm đầu hình thành và tham gia xây dựng Kế hoạch ĐQL, cùng với cộng đồng ngƣ dân xác định các mục tiêu đạt đƣợc của mô hình, xây dựng các quy định về thể chế pháp lý của mô hình.

- Về lợi ích của mô hình mang lại: Việc xây dựng mô hình kéo dài gần 2 năm, từ khi bắt đầu tham vấn các bên liên quan tham gia mô hình, xây dựng hồ sơ cộng đồng, xây dựng kế hoạch ĐQL, xây dựng các nội quy, quy ƣớc, hƣơng ƣớc ở cộng đồng đến khi chính quyền địa phƣơng công bố ra quyết định thành lập Tổ đồng quản lý. Trong khoảng thời gian này, thông qua việc tham vấn công đồng, tuyên truyền (trên loa truyền thanh xã, in tờ rơi, pano, áp phích), hội nghị, hội thảo,.... về các nội dung ĐQL đến với bà con ngƣ dân KTTS ven bờ, đồng thời cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng đã tăng cƣơng các hoạt động theo dõi, tuần tra, giám sát khai thác ở khu vực ĐQL và đã mang lại hiệu quả rất tích cực, cụ thể:

+ 100% ngƣ dân đƣợc hỏi về hiệu quả mang lại cho ngƣ dân từ việc thành lập hô hình ĐQL là cảm nhận rõ nét nhất về sản lƣợng khai thác tăng lên khoảng 5 - 10% so với hai năm trƣớc đây, tình trạng xả thải chất thải, rác thải ra môi trƣờng đƣợc khống chế nên chất lƣợng môi trƣờng khu vực ven đƣợc cải thiện rõ rệt.

+ Với việc tăng cƣờng phối hợp của Tổ chức ngƣ dân với Cơ quan quản lý nghề cá trong việc theo dõi, kiểm soát và giám sát khai thác khu vực ĐQL, theo báo cáo của

Chi cục Khai thác và BVNL thủy sản năm đầu áp dụng ĐQL thì số lần vi phạm của ngƣ dân ở trong và ngoài khu vực ĐQL là tăng lên 1,5 lần so với chƣa áp dụng ĐQL. Tuy nhiên, số vụ vi phạm, tính chất các vụ việc vi phạm có chiều hƣớng giảm dần và đến thời hiện nay sô vụ vi phạm chỉ còn 0,5 lần so với trƣớc đây, hầu hết các lỗi vi phạm liên quan đến thủ tục hành chính, kích thƣớc mắt lới nhỏ hơn quy định, tàu cá lớn hoạt động sai vùng khai thác,...

+ Cùng với việc thành lập Tổ đồng quản lý, thì việc ổn định sinh kế lâu dài đƣợc cộng đồng ngƣ dân đặc biệt quan tâm, nhất là việc giảm áp lực tàu cá khai thác ở vùng biển ven bờ, tính đến nay Kế hoạch ĐQL đã tạo điều kiện cho 35 hộ ngƣ dân/con em ngƣ dân tham gia Tổ ĐQL chuyển đổi nghề khai thác sang ngành nghề khác nhƣ dịch vụ thủy sản, làm việc các khu công nghiệp,... Hiện nay, theo kế hoạch ĐQL do cộng động xây dựng sẽ triển khai xây dựng mô hình chế biến thủy sản (chế biến nƣớc mắm, sản phẩm cá khô, cá tẩm,...) cho đối tƣợng là hộ gia đình từ bỏ khai thác thủy sản, cho Hội phụ nữ xã nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu hiện có tại địa phƣơng.

+ Thông qua thành lập mô hình ĐQL các cơ quan chức năng quản lý có thêm đơn vị giám sát hoạt động khai thác ở trong hoặc ngoài khu vực đồng quản lý nhằm phát hiện các hành vi vi phạm diễn ra và báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý nghề cá địa phƣơng qua đƣờng dây nóng để có hành động kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản vùng biển ven bờ áp dụng ở xã hải ninh, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)