Thực trạng về vai trò của Hội đồng nhân dân xã trong việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã đáp ứng yêu cầu thực hiện dân chủ 2 cơ sở ở Nam Định hiện nay (Trang 86 - 88)

đảm bảo dân chủ ở cơ sở

Cũng như các địa phương khác trong cả nước, vấn đề thực hiện dân chủ ở cơ sở luôn được các cấp chính quyền ở tỉnh Nam Định quan tâm, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngay sau khi Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ra đời năm 1998, Thường trực HĐND tỉnh đã có kế hoạch hướng dẫn HĐND cấp huyện, xã chủ động tham gia vào quá trình triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở. Gần đây khi quy chế thực hiện dân chủ ở xã được Chính phủ ban hành ngày 7/7/2003 HĐND tỉnh đã phối hợp với UBND tỉnh chỉ đạo ngay cho các xã nghiêm túc thực hiện quy chế này.

Qua ba năm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, thông qua các hoạt động của HĐND. HĐND xã ở Nam Định đã góp phần tích cực vào kết quả và thúc đẩy tình hình thực hiện dân chủ ở trong tỉnh. Các quyền làm chủ của nhân dân đã được tôn trọng và phát huy, lần đầu tiên chủ trương dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra được cụ thể hoá bằng các quy định trong Nghị quyết và trở thành chuyên đề cho các cuộc giám sát thường xuyên của HĐND xã. Nhiều nơi nhân dân đã được công khai thông báo về những chủ trương, chính sách cũng như các hoạt động của HĐND một cách đầy đủ, được bàn và quyết định, hoặc tham gia ý kiến vào những vấn đề đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, được giám sát kiểm tra hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, nhất là những vấn đề có liên quan đến kinh tế và chế độ chính sách xã hội. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, trong sạch, thúc đẩy cải các hành chính và cải cách lề lối làm việc của bộ máy chính quyền cơ sở. Các cán bộ trong bộ mát

cũng đã chú ý nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi giải quyết công việc, không tuỳ tiện đặt ra những khoản đóng góp, những thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho nhân dân.

Những kết quả trên đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị ở tỉnh Nam Định trong những năm gần đây, các điểm nóng về mất chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân ở các xã những năm trước đây đã cơ bản được giải quyết. Các vụ khiếu kiện tập thể, vượt cấp còn lại rất ít. Tuy vậy bên cạnh những kết quả đã đạt được, vai trò của HĐND xã ở Nam Định hiện nay trong việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở vẫn còn những hạn chế nhất định.

- Nhiều địa phương chưa quán triệt được Quy chế thực hiện dân chủ ở xã sâu rộng đến người dân, mà chỉ triển khai đến cán bộ chủ chốt của xã. Dẫn đến việc người dân chưa thực sự hiểu rõ được những việc mình được quyết định, được bàn, được giám sát, kiểm tra cho nên họ còn e dè, ngần ngại khi đấu tranh hoặc tham gia vào hoạt động của HĐND xã.

- Hoạt động tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của HĐND xã vẫn còn hạn chế. Theo điều tra, nhiệm kỳ 2004 - 2009, tính từ đầu nhiệm kỳ cho đến ngày 1/6/2006 số lượt đại biểu HĐND tiếp công dân là 11994 lượt, như vậy trong 2 năm, mỗi năm trung bình mỗi đại biểu chỉ tiếp công dân có 1 lần. Cũng trong thời gian ấy tổng số lượt người đến khiếu nại tố cáo là 3110 lượt, với tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo là 1221 đơn, số được giải quyết là 983 trường hợp, đạt 80,5%, vẫn còn 19,5% các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân chưa được giải quyết. Đó là chưa kể các trường hợp đã được giải quyết nhưng không thoả đáng.

- Việc giám sát của nhân dân và đại biểu HĐND được xem là biểu hiện rõ nhất của việc phát huy dân chủ ở cơ sở nhưng thực tế hiện nay hoạt động này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, những công trình do dân đóng góp, xây dựng thì đã được quản lý, giám sát tương đối chặt chẽ nhưng những

công trình thuộc các dự án hoặc do ngân sách nhà nước cấp thì việc giám sát vẫn còn ở mức độ nhất định.

- Cũng do việc chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho nên ở một số xã, một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa hiểu đúng, chẳng nắm chắc những quy định và tinh thần của việc thực hiện dân chủ nói chung và quy định của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, họ không hiểu đúng, hiểu đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của mình đến đâu nên dẫn đến việc có những đòi hỏi không đúng, đi ngược lại với tinh thần dân chủ.

Tóm lại, HĐND xã có một vai trò quan trong trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, chính vì vậy nó luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Ở Nam Định việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được xác định là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và cả nhân dân. Đặc biệt là của HĐND xã, tuy vậy do những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của HĐND xã, nên việc thực hiện vai trò của mình trong việc phát huy dân chủ ở cơ sở của HĐND xã gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã để đáp ứng với yêu cầu thực hiện dân chủ cơ sở ở Nam Định hiện nay.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã đáp ứng yêu cầu thực hiện dân chủ 2 cơ sở ở Nam Định hiện nay (Trang 86 - 88)