Tình hình kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã đáp ứng yêu cầu thực hiện dân chủ 2 cơ sở ở Nam Định hiện nay (Trang 63 - 67)

Tỉnh Nam Định là một trong ba đỉnh của tam giác phát triển kinh tế - xã hội của vùng châu thổ Sông Hồng, với vị trí địa lý thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 90km và gần khu vực kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên - Quảng Ninh). Nam Định có mạng lưới giao thông gồm cả đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh trong nước và cả nước ngoài. Với những điều kiện như vậy tỉnh Nam Định hoàn toàn có những khả năng để phát triển nền kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng, mạnh mẽ.

Đặc điểm hành chính, vùng đất Nam Định ngày nay vào đền Hùng Vương thuộc bộ Lục Hải (1 trong số 15 bộ của nước Văn Lang bấy giờ). Thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chi. Đến đời thời thuộc Đường đất là châu Tống. Đến thời phong kiến Việt Nam, vùng đất Nam Định cũng được tách nhập và đổi tên nhiều lần, thời nhà Trần lập Phủ Thiên Trường, đến đời Hồng Đức (1470 – 1497) đổi thành xứ Sơn Nam với vùng rộng lớn tương ứng với các tỉnh phía Nam đồng bằng Bắc Bộ bây giờ, gồm 11 phủ, 42 huyện. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), Trấn Sơn Nam được chia làm 2 lộ Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ, Nam Định ngày nay thuộc Sơn Nam hạ. Đến năm 1822 Trấn Sơn Nam hạ đổi tên thành Trấn Nam Định. Tên Nam Định ra đời từ đó. Đến thời nhà Nguyễn và cả thời Pháp thuộc tỉnh Nam Định vẫn được giữ nguyên tên gọi nhưng có nhiều thay đổi về địa giới vào đến thế kỷ XX, ngày 17/10/1921 toàn quyền Đông Dương và Nghị định thành lập thành phố Nam Định, được hưởng quy chế của thành phố cấp III.

Từ khi giành được độc lập cho đến nay tỉnh Nam Định đã trải qua 5 lần đổi tên và chia tách tỉnh.

Lần đầu tiên vào ngày 21/4/1965 Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ra Nghị quyết 103/NQ-TVQH sát nhập 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Năm 1975 nhập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1991 chia tỉnh Hà Nam Ninh ra thành tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. Năm 1998 lại tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam như hiện nay.

Năm 1997, tỉnh Nam Định tách huyện Xuân Thuỷ thành 2 huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ, tách huyện Nam Ninh thành huyện Nam Trực và Trực Ninh, cắt 3 xã Mỹ Phúc, Mỹ Trung, Mỹ Tân của thành phố Nam Định cùng với 7 xã của huyện Bình Lục (Hà Nam) chuyển về thành lập huyện Mỹ Lộc. Đến nay tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính với 1 thành phố, 9 huyện, có 229 xã, phường, thị trấn.

Như vậy sau 10 năm chia tỉnh tình hình kinh tế - xã hội của Nam Định hiện nay đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Trong giai đoạn 1991 - 2000 tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, nhưng tốc độ phát triển còn chậm, tốc độ tăng trường GDP hàng năm chỉ đạt khoảng 6,8%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm là vì ngành kinh tế hầu như không phát triển. Thành phố Nam Định có giai đoạn còn bị coi là “Thành phố bị lãng quên”.

Từ năm 2000 cho đến nay, đặc biệt là từ khi tuyến quốc lộ 10 nối liền các tỉnh từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh được khánh thành thì nền kinh tế của tỉnh Nam Định đã có những bước tiến thực sự mạnh mẽ, nền sản xuất công nghiệp dần dần được khôi phục và phát triển. Lực lượng sản xuất được tăng cường, phân công lao đông và trình độ chuyên môn hoá ngày càng cao, nền kinh tế thị trường của tỉnh cũng phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP giảm từ 41% (năm 2000) xuống còn 38% năm 2005 nhưng các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ tăng từ 59% (năm 2000) lên 62% năm 2005.

Quy mô GDP năm 2000 tăng 2 lần so với năm 1990, GDP bình quân đầu người tăng bình quân mỗi năm từ 5,6 - 5,7%.

Tỷ lệ tích luỹ từ GDP cho đầu tư phát triển tăng từ 4,7% (năm 1990) lên 9,1% (năm 2000). Tỷ lệ động viên tài chính từ GDP tăng từ 5,7% năm 1991 lên 11% năm 2000.

Về cơ bản Nam Định có tiềm năng phát triển nông, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 106.682 ha. Hàng năm toàn tỉnh sản xuất được 950 ngàn tấn lương thực. Giá trị sản phẩm trên ha đất đạt khoảng 37 triệu đồng. Toàn tỉnh có trên 22.000 ha diện tích mặt nước có trên 70km bờ biển, hàng năm cho sản lượng khoảng 64

nghìn tấn thuỷ sản. Trong đó sản lượng khai thác là 30 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng là 34 nghìn tấn.

Đối với tiềm năng du lịch Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hoá được Nhà nước xếp hạng và với 2 bãi tắm đẹp là Quất Lâm và Thịnh Long. Doanh thu từ các hoạt động du lịch hàng năm đạt khoảng 75 tỷ đồng, trong năm 2005 đã có 1.150.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan du lịch, tăng 15%.

Về công nghiệp và dịch vụ: Trong năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 3.883,5 tỷ đồng bằng 25%, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt 2.721 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 4.060 tỷ đồng bằng 13,4%. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 129,87 triệu USD, tăng 12,7%.

Về văn hoá - xã hội: Với dân số khoảng 2 triệu người, số người trong độ tuổi lao động lớn, cơ cấu lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao khoảng hơn 70%. Tuy GDP bình quân trên đầu người của tỉnh chỉ ở mức trung bình so với mức bình quân trong cả nước, nhưng Nam Định lại có mặt bằng dân trí cao, văn hoá, giáo dục, y tế cao, ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực này chiếm tỷ lệ lớn trong GDP. Tình hình an ninh lương thực ổn định, tỷ lệ người dân được tiếp xúc với nước sạch, điện thắp sáng, điện thoại, thông tin liên lạc… cao hơn nhiều tỉnh trong khu vực. Chính vì vậy tỉnh Nam Định được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có chỉ số phát triển con người cao của cả nước.

Tóm lại với những tiềm năng và lợi thế sẵn có của tỉnh kể cả về vị trí địa lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và đặc điểm truyền thống. Tỉnh Nam định hoàn toàn có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh. Đồng thời chính những điều kiện đó cũng đặt ra cho bộ máy và chính quyền của tỉnh trong đó có HĐND xã những nhiệm vụ hết sức nặng nề trong việc tổ chức và hoạt động

làm sao để đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách tương xứng.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND xã đáp ứng yêu cầu thực hiện dân chủ 2 cơ sở ở Nam Định hiện nay (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w