- Dịch vụ huy động vốn
a/ Phân tích chính sách sản xúc tiến hỗn hợp tại Sacombank – Huế giai đoạn 2007
đoạn 2007 - 2009
Nhằm kích thích việc sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng, gắn kết hình ảnh Ngân hàng trong tâm trí khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, đặc biệt là làm tăng uy tín, thương hiệu
của ngân hàng trên thị trường Sacombank - Huế luôn cố gắng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thông qua các hoạt động như:
- Quảng cáo thơng qua đài truyền hình địa phương (HVTV, TRT)
Bản tin quảng cáo của Sacombank trong mỗi đợt tiếp thị thường được đăng ký phát từ 3-4 buổi trong một tuần ( tùy thuộc vào quy mơ của chương trình ) vào khung thời gian quảng cáo của đài truyền hình ( thường là sau chương trình thời sự địa phương ). Khung thời gian đảm bảo hướng đến phần lớn khách hàng địa phương
- Quảng cáo bằng Pano:
Trong mỗi chương trình marketing có quy mô lớn, Sacombank - Huế được Hội Sở cung cấp khoảng từ 500-800 Pano quảng cáo. Số lượng này được phân bổ một số về các PGD, còn lại phần lớn được Sacombank chi nhánh Huế quảng bá tại các trục đường chính của thành phố Huế.
Đối với các chương trình sản phẩm, số lượng Pano ít hơn, được trực tiếp quảng bá tại các phòng giao dịch và tại trụ sở Sacombank - Huế.
- Marketing trực tiếp bằng tời rơi, thư ngỏ:
Đây là hình thức được Sacombank - Huế thường xuyên áp dụng đối với các chương trình Marketing của cá nhân. Tời rơi và thư ngỏ được cán bộ phòng doanh nghiệp và phòng cá nhân của Sacombank - Huế trực tiếp đi tiếp thị.
Đối với các chương trình hướng đến khách hàng cá nhân, tờ rơi của chương trình đươc phát hiện trực tiếp trên các đường phố, các khu dân cư.
Đối với các chương trình hướng đến CBCNVC, Doanh nghiệp, thư ngỏ được gửi theo đường bưu điện đến trụ sở của các cơ quan, doanh nghiệp với đầy đủ thông tin, bộ hồ sơ tham dự,…
- Tiếp thị trực tiếp ( Bán hàng cá nhân)
Tại Sacombank - Huế, bán hàng cá nhân được các nhân viên tại phòng Doanh Nghiệp và phòng cá nhân gọi là tiếp thị trực tiếp. Đây là hình thức phổ biến và thường xuyên được áp dụng tại Sacombank - Huế, khách hàng mục tiêu mà hình thức này hướng đến là các DN đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn, các hộ gia đình có tham gia vào hoạt động bn bán. Với đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chun mơn, Sacombank - Huế thường xun cử cán bộ trực tiếp đến các doanh nghiệp trên địa bàn Huế để tìm cách thu hút khách hàng. Cùng với nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng mới, Sacombank - Huế đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.
- Khuyến mại
Sacombank - Huế đã đánh vào tâm lý khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
+ Chương trình: “ Lộc đầu xuân”: là chương trình được tổ chức trong thời gian từ đầu năm 2009 đến sau tết âm lịch của nước ta. Đối tượng mà chương trình hướng đến là những khách hàng gửi tiết kiệm tại Sacombank từ 30 triệu trở lên.
+ Chương trình cho vay tín chấp CBCNV tại đơn vị: đối tượng hướng đến là cán bộ công nhân viên đang làm việc tại cơ quan nhà nước, trường học, bưu điện, được đơn vị và cơng đồn xác nhận. Chương trình nhằm giải quyết cho cán bộ cơng nhân viên chức nhà nước được thực hiện vay tại ngân hàng với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản hơn thủ tục vay tín chấp,..
+ “ Kỳ hạn vàng, cơ hội vàng”: là chương trình chuẩn bị khá quy mơ,và kỹ càng nhân dịp Sacombank khai trương sàn giao dịch vàng. Đối tượng mà chương trình hướng đến là khách hàng gửi tiết kiệm vàng tại Sacombank.
Để hồn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp bên cạnh sự cố gắng ngân hàng không thể không kể đến đánh giá của khách hàng đối với các chương trình. Để ngày càng có nhiều khách hàng biết đến và quan tâm chính sách xúc tiến ngân hàng, ta nhìn nhận lại những thành tựu trong lĩnh vực xúc tiến hỗn hợp mà Sacombank – Huế đạt được trong sự đánh giá của khách hàng.