Phân tích chính sách giá tại Sacombank – Huế giai đoạn 2007 –

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp marketing – mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 54 - 56)

- Dịch vụ huy động vốn

a/Phân tích chính sách giá tại Sacombank – Huế giai đoạn 2007 –

Đối với dịch vụ ngân hàng, giá cả được thể hiện dưới 2 hình thức đó là: lãi suất và phí dịch vụ. Giá không chỉ là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng mà cịn có tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

- Lãi suất huy động:

Trên địa bàn thành phố Huế, các NHTM đưa ra chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao. Cụ thể qua bảng lãi suất các ngân hàng trên địa bàn Thành Phố Huế tại thời điểm tháng 3 năm 2010: chúng ta thấy các ngân hàng đã có những chính sách lãi suất khác nhau, ngân hàng quân đội là ngân hàng hiện đang có mức lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND cao nhất, trung bình 10,499%/ năm cho kỳ hạn 3 tháng và không đổi khi số kỳ hạn tăng lên. Trong khi đó, để cạnh tranh với các ngân hàng bạn, Sacombank cũng đã có mức lãi suất tương đối cạnh tranh 10,499%/năm đối với lãi suất kỳ hạn 3 tháng, và tăng kỳ hạn thì lãi suất có sự điều chỉnh theo tỷ lệ giảm. Với mục đích giữ khách hàng hiện có, nâng cao số dư khách hàng cũ, phấn đấu tăng trưởng huy động vốn, nâng cao tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn theo hướng bền vững để đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư, phát triển, mở rộng phát triển đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có tiềm năng lớn về tiền gửi thơng qua các ưu đãi về phí, lãi suất, rút trước hạn. Chi nhánh cần có những chính sách đặc biệt dành cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn, để khơng ngừng thu hút vốn trong dài hạn.

Trên thực tế, có một cuộc chạy đua lãi suất đang diễn ra gay gắt giữa các NHTM, chỉ có NHTM nào biết mở rộng và khai thác có hiệu quả dịch vụ và các tiện ích ngân hàng mới giành được phần thắng, mọi cuộc đua về lãi suất chỉ nằm trong ngắn hạn và chỉ có lịng tin đối với ngân hàng sẽ níu chân khách hàng để họ trở thành những khách hàng trung thành của ngân hàng mà thôi.

( Bảng lãi suất huy động của các ngân hàng tính đến thời điểm 3/2010 Phụ lục 1)

- Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay đang là vấn đề “nóng” được đề cập khá nhiều tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ cũng như tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành phố, tập đồn, tổng cơng ty nhà nước, ngân hàng về ổn định kinh tế vĩ mô vừa diễn ra trong những ngày đầu tháng 4/2010.

Cụ thể lãi suất cho vay ở Ngân hàng Sacombank chi nhánh Huế không ngừng tăng từ 2007 đến 2009. Qua bảng lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: năm 2008 cho vay ngắn hạn tăng lên hơn 0,2%/ tháng ở năm 2008 đối với các doanh nghiệp vay dao động trong khoảng 1 đến 10 tỷ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Từ khi lãi suất cho vay trung và dài hạn được áp dụng theo cơ chế thỏa thuận, nhiều doanh nghiệp đã than khó do lãi suất cho vay bị đẩy lên mức 17-18%/năm. Chi phí giá vốn cao khiến các doanh nghiệp gặp khó trong sản xuất, kinh doanh, đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Những điều này đã mang lại tác động không nhỏ cho việc tăng chỉ số giá tiêu dùng cũng như mặt bằng giá cả trong quý 1/2010. Bởi thế, việc cân đối luồng tiền vào - ra tại các ngân hàng, đảm bảo cho vay với lãi suất hợp lý mà vẫn ổn định được hoạt động và mục tiêu hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là việc được Chính phủ quan tâm và yêu cầu cần có những biện pháp thực hiện cụ thể.

Tuy nhiên, năm 2009 thì lãi suất cho vay có phần lắng xuống do ngân hàng đã kịp thay đổi chiến lược, hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ đời sống sản xuất kinh doanh của cá nhân, để tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu năm 2010 đặt ra: phấn đấu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực Đông Dương.

- Phí dịch vụ:

Các phí dịch vụ của Sacombank được áp dụng linh hoạt và luôn là công cụ để thu hút khách hàng. Nhằm giúp chi nhánh thu hút tốt chính sách khách hàng, tăng cường thu dịch vụ, Sacombank đã ban hành các quy định chính sách phí áp dụng cho khách hàng truyền thống và khách hàng lớn của chi nhánh: cụ thể biểu phí sản phẩm dịch vụ cá nhân năm 2009.

Hiện nay, ngân hàng nào càng thu hẹp biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thì khả năng cạnh tranh càng cao. Tuy vậy, lãi suất không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự lựa chọn của khách hàng, do đó để cạnh tranh và lôi kéo khách hàng cần phải kết hợp nhiều yếu tố không chỉ về giá mà cần kết hợp yếu tố sản phẩm, khuyếch trương quảng bá, phân phối,… tạo uy tín và các mối quan hệ tốt với khách hàng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp marketing – mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 54 - 56)