Tình hình tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp marketing – mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

- Phòng hành chính: Là nơi tiếp nhận và xử lý các văn bản giấy tờ liên quan

2.1.4.2Tình hình tài sản và nguồn vốn

Ở các NH, tài sản và nguồn vốn là yếu tố biểu hiện về qui mô, thể hiện sức mạnh tiềm lực tài chính của Ngân hàng đó. Qua cơng tác phân tích và đánh giá bảng tổng kết tài sản và nguồn vốn, các cấp lãnh đạo cũng như các nhà đầu tư, các cổ đơng có thể nắm được một cách chung nhất về tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng đó. Để thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của Sacombank - Huế qua các năm, chúng ta xem xét bảng 2.

Qua bảng số liệu nhận thấy tài sản và nguồn vốn của Sacombank - Huế qua các năm đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng lại có chiều hướng giảm. Năm 2008 do tình hình lãi suất có chiều hướng thay đổi mạnh ở các ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng đã đề ra chủ trương không chạy đua lãi suất nhằm góp phần cùng chính phủ ổn định thị trường, nên đến cuối năm, tổng tài sản đạt 984.496 triệu đồng, tăng 43% so với năm 2007. Sang năm 2009, tổng tài sản đạt 1.126.836 triệu đồng chỉ tăng 14,5% so với năm trước.

Để hiểu rõ hơn về tình hình tăng trưởng tài sản và nguồn vốn của Sacombank - Huế, chúng ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu:

- Phân tích tình hình tài sản

Theo số liệu thống kê ở bảng 2, ta thấy khoản Đầu tư và cho vay luôn chiếm số lượng và tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, vì đây là hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập chính cho NH. Năm 2007, Sacombank - Huế sử dụng gần 431.525 triệu đồng để đầu tư và cho vay, chiếm 62,7% trong tổng tài sản. Sang năm 2008, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 52,8%, tốc độ tăng trưởng 20,5% so với năm 2007. Sỡ dĩ như vậy là do suy thoái kinh tế làm gia tăng các rủi ro tín dụng đã buộc các ngân hàng thay đổi cơ cấu bảng cân đối tài sản và đồng thời hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện thêm các NHTMCP như ACB, địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện thêm các NHTMCP như ACB, Saigonbank, BIDV…đã tạo nên sự cạnh tranh không chỉ trong hoạt động huy động tiền gửi mà cịn trong hoạt động tín dụng, điều này địi hỏi Ngân hàng phải đưa ra các biện pháp, chính sách để thu hút khách hàng đến vay tiền. Đầu năm 2009, Sacombank - Huế và Công ty Cổ phần Trường Phú ( thành lập và hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 12/2006 với vốn cổ phần để góp vốn kinh doanh trong các dự án, cơng trình của Trường Phú. Điều này đã làm cho khoản mục Đầu tư và cho vay của chi nhánh chiếm 53,3% tổng tài sản, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 15,3% so với năm trước.

Đối với khoản mục Dự trữ và thanh tốn có chiều hướng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2007 là 139.979 triệu đồng, chiếm 20,3% trong tổng tài sản của NH, đến năm 2008 là 174.967 triệu đồng, chỉ chiếm hơn 17,3% trong tổng tài sản của NH. Điều này là khá hợp lý, vì dự trữ tiền khơng có lãi, dự trữ chỉ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chi trả tức thời của KH, các Ngân hàng luôn muốn hạ thấp khoản mục này.

Khoản mục Thanh toán vốn chủ yếu là tài khoản điều chuyển vốn từ trên xuống và thanh toán cho các TCTD, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của NH. Năm 2007 là 13.842 chiếm 2,0% trong tổng tài sản, đến năm 2009 tỷ lệ này là 2,1 %

- Phân tích tình hình nguồn vốn

Đối với bất kì đơn vị kinh doanh nào thì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết không thể thiếu, đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng. Nhìn vào Bảng 2 ta thấy nguồn vốn của Sacombank - Huế không ngừng tăng lên qua các năm, trong đó nguồn vốn huy động ln chiếm tỷ trọng cao nhất và khá ổn định. Từ năm 2007 đến 2009 khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng nguồn vốn của NH. Các khoản mục như vay từ NHNN và TCTD, thanh toán vốn, vốn và các quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động của Sacombank - Huế .

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp marketing – mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)