Có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện quan điểm của Đảng về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Cơ sở vật chất, các phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động văn hóa cơ sở được quan tâm. Các trung tâm văn hóa tăng cường hoạt động với hàng trăm câu lạc bộ, các lớp năng khiếu, nghệ thuật đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Phong trào văn nghệ quần chúng tiếp tục phát
triển trên diện rộng với trên 450 đội văn nghệ quần chúng, hàng chục đội kèn đồng, hàng chục nhóm đồng ca – hợp xướng. Phong trào quần chúng tham gia sáng tạo và bảo tồn văn hóa cổ truyền dân tộc được khơi dậy như: tổ chức liên hoan, ca hát dân gian các dân tộc Chơ ro, Châu Mạ, Mường, Hoa. Nhiều hội thi, hội diễn, liên hoan từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh được thực hiện với nhiều lứa tuổi tham gia, tạo nên không khí lễ hội, làm lành mạnh và phong phú đời sống tinh thần, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng mới. Mô hình văn hóa – thể thao ở huyện Long Thành, mô hình liên kết xã – Nông trường cao su, Bưu điện – Thư viện phát triển rộng.
Tỉnh đã tổ chức nhiều lễ hội lớn, đặc biệt là các lễ hội kỷ niệm Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm, 70 năm thành lập Đảng, 60 năm thành lập nước, 55 năm thành lập Chiến khu Đ, lễ hội Giao thừa thế kỷ, 30 năm Giải phóng miền Nam … là những sinh hoạt chính trị – văn hóa hết sức long trọng, góp phần giáo dục truyền thống, tạo nên bầu không khí phấn khởi trong nhân dân.
Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được thành lập từ tháng 8/2000. Phong trào được triển khai đến cơ sở với 07 chương trình, mục tiêu do các ban ngành chức năng phụ trách. Qua thời gian hoạt động với sự phối hợp của các ngành, các cấp, sự tham gia hưởng ứng của toàn dân, phong trào đã phát triển sâu rộng và thực sự đi vào cuộc sống, đã và đang góp phần tạo nên đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, giáo dục truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, tâm lý vọng ngoại mù quáng, bài trừ các tệ nạn xã hội, giữ vững sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay, toàn tỉnh có trên 84% số hộ được công nhận "Gia đình văn hóa", 693 ấp, khu phố đạt danh hiệu "Khu phố, ấp văn hóa", 93 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn xã hội, 740 cơ quan, công sở đạt tiêu chuẩn cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa tốt.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 39 – NQ/TU về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
VIII) và chương trình hành động thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã đề ra những giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Đồng Nai: "Tăng cường các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, quan tâm đến việc tăng thêm nguồn đầu tư của địa phương cho văn hóa, tương xứng với nhịp độ tăng trưởng về kinh tế của địa phương, chú trọng xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa ở cơ sở".
Trong những năm qua, lĩnh vực hoạt động văn hóa ở tỉnh đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; nhiều công trình văn hóa và thiết chế văn hóa đã được xây dựng khang trang, bước đầu thỏa mãn một phần nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai cũng như các địa phương khác trong cả nước, không tách rời quá trình phát triển về kinh tế – xã hội. Trong những năm qua, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, một bộ phận người dân còn khó khăn trong cuộc sống. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trên địa bàn cũng chịu nhiều áp lực do giá vàng, giá dầu trên thế giới liên tục tăng cao. Tuy nhiên, nhờ lợi thế so sánh của tỉnh và sự điều chỉnh kịp thời các chính sách, Đồng Nai vẫn là một trong những địa phương dẫn đầu của cả nước về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sự tăng trưởng về kinh tế đã tác động tích cực đến các mặt đời sống văn hóa xã hội của cả tỉnh. Các hoạt động văn hóa trong thời gian qua được đánh dấu bằng nhiều sự kiện quan trọng như: khánh thành khu di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam; tham dự Liên hoan văn hóa Chăm tại Hà Nội; tham dự Liên hoan các Trường Văn hóa nghệ thuật toàn quốc; xây dựng chương trình sân khấu hóa "Âm vang Điện Biên" nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ …
trung ở thành phố Biên Hòa và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch. Trong những năm qua, lực lượng lao động từ ngoài tỉnh đến Đồng Nai vẫn tiếp tục tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Do số lượng lao động đến Đồng Nai ngày càng nhiều, đã xuất hiện nhiều phòng trọ tập trung lực lượng lao động trẻ với các nhu cầu về vật chất, tinh thần ngày càng đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của lực lượng lao động ngày càng đông, các cơ sở hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa không chỉ tăng lên về số lượng mà ngày càng mở rộng về quy mô và đa dạng các hình thức hoạt động. Đây cũng là tiền đề cho công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nhưng đồng thời cũng là áp lực không nhỏ đối với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa.