hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
3.1.2.1. Phương hướng tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa động dịch vụ văn hóa
Xây dựng và tổ chức đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành văn hóa và cơ quan quản lý Nhà nước. Việc đưa yếu tố văn hóa thấm sâu vào các mặt hoạt động của đời sống xã hội sẽ có ý nghĩa tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ văn hóa trong nhân dân, thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của các cơ quan và cán bộ quản lý.
Ngành văn hóa thông tin tỉnh đã tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân tại các huyện Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành, Xuân Lộc và thành phố Biên Hòa. Đối tượng điều tra bao gồm cán bộ, đảng viên, công chức, công nhân, các tầng lớp quần chúng với 99.390 người và 37.390 hộ. Kết quả cho thấy:
- Số người đi hát karaokê: . Thường xuyên: 1.499 người. . Thỉnh thoảng: 4.253 người. . Không có: 2.488 người.
ở tỉnh Đồng Nai năm 2006 STT CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VĂN HÓA SỐ NGƯỜI YÊU THÍCH TỶ LỆ (%) 1. Karaokê 10.754 10,82 2. Khiêu vũ 4.903 5,25 3. Hát với nhau 19.153 19,27
4. Nghe nhạc và xem video 21.161 21,29
5. Xem phim tại rạp hát 29.713 29,89
6. Loại hình khác 13.936 14,02
Nguồn: Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Đồng Nai
- Số gia đình có trang bị dàn máy hát karaokê: . Có dàn máy hát karaokê: 9.254 hộ.
. Không có dàn máy hát karaokê: 28.136 hộ.
- Hoạt động karaokê, khiêu vũ có cần cho phép hoạt động rộng rãi hay nên quy hoạch vào một khu tập trung (số ý kiến đồng ý):
. Số người có ý kiến cho phép hoạt động rộng rãi: 38.556 người. . Số người có ý kiến tập trung vào một khu vực: 55.659 người.
- Quy hoạch bao nhiêu điểm dịch vụ văn hóa ở một khu phố (khóm, ấp) là hợp lý:
. Karaokê: 02 điểm. . Khiêu vũ: 01 điểm. . Chiếu phim: 02 điểm.
. Cà phê nhạc – vidéo: 04 điểm. . Internet: 02 điểm.
- Những ý kiến đề nghị về nhu cầu đời sống tinh thần, hưởng thụ văn hóa trong nhân dân:
. Tăng cường hơn nữa việc đưa các hoạt động văn hóa, nhất là biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về cơ sở để phục vụ bà con nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng nông thôn nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng trong tỉnh.
. Thường xuyên tổ chức hoạt động văn nghệ, giao lưu và thi đấu thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân.
. Có địa điểm vui chơi như: trung tâm văn hóa thông tin hoặc nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa thể thao ở phường, xã, khu phố, ấp và có đầu tư đầy đủ trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí để tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân.
. Có 108 ý kiến cho rằng thích nghe thời sự và dự sinh hoạt tại các tụ điểm Hát cho nhau nghe vào những ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ.
- Những kiến nghị về giữ gìn an ninh trật tự và bài trừ tệ nạn xã hội trong quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa:
. Thường xuyên kiểm tra và thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa không lành mạnh.
. Có biện pháp xử lý, bài trừ tệ nạn xã hội triệt để.
. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa, nhất là dịch vụ văn hóa nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội. Xử lý nghiêm và phạt nặng (kể cả truy tố) đối với các cơ sở vi phạm có liên quan đến tệ nạn xã hội.
. Quy định điều kiện hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh phù hợp, có cam kết bảo đảm hoạt động đúng quy định; không nên cho tiếp viên nữ phục vụ trong các phòng hát karaokê, quán cà phê.
. Quy định thời gian hoạt động ở các điểm dịch vụ văn hóa không quá 23 giờ.
Với nhu cầu hưởng thụ văn hóa phát triển mạnh mẽ như trên, dễ nảy sinh các hoạt động dịch vụ văn hóa không lành mạnh. Do đó, trong thời gian tới, cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai theo hướng sau: