NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI
3.1.1. Dự báo xu hướng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai
Từ sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC vào cuối năm 2006 và trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế
WTO, đất nước ta đang đứng trước cơ hội mới và vận mệnh mới. Cách đây 05 năm, vào ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07 về Hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm của Đảng ta nêu rõ: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường".
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng là quá trình tác động, góp phần cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta nói chung và ở tỉnh Đồng Nai nói riêng từ thành thị đến nông thôn. Quá trình này sẽ làm tăng thêm sự hợp tác văn hóa giữa tỉnh Đồng Nai với các tổ chức khu vực và thế giới, làm tăng sự giao lưu với bên ngoài, làm cho nhân dân hiểu biết hơn nhân dân các nước khác, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới, bổ sung và làm phong phú nền văn hóa dân tộc.
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để mở rộng và tăng cường các hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai, một khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thu hút nhiều nhà đầu tư của nước ngoài. Chính thông qua quá trình hội nhập sẽ tạo môi trường thuận lợi trong sự hợp tác về kinh tế, các tập đoàn kinh tế và các tổ chức kinh tế thâm nhập vào thị trường, cộng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng Internet, khoa học công nghệ … làm cho mỗi con người có thể hiểu biết về lối sống, về phong tục tập quán, về đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Chính từ đó có thể chia sẽ, hợp tác, mở rộng giao lưu quốc tế để tiếp nhận tinh hoa văn hóa, nghệ thuật, dịch vụ văn hóa ở các nước, các dân tộc trên thế giới.
Quá trình này sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết, làm phong phú hơn hoạt động văn hóa nói chung và lĩnh vực dịch vụ văn hóa nói riêng. Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tiếp cận và giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài bằng
nhiều hoạt động: đi tham quan, du lịch, đi công tác, học hành, buôn bán, tiếp thị, hoặc đi thăm người thân … Thông qua báo chí, các đài phát thanh, đài truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng ở trong tỉnh, trong nước, ngoài nước hàng ngày sẽ chuyển tải một lượng thông tin rất lớn và đa dạng về đặc điểm tình hình, những thành tựu, cuộc sống, những hoạt động của con người khắp nơi trên thế giới. Người dân trong tỉnh sẽ tiếp nhận tri thức và kiến thức mới, gia tăng sự hiểu biết đối với thế giới bên ngoài, và như vậy ngày càng nâng lên trình độ nhận thức và tự hoàn thiện mình, ý thức chính trị cũng sẽ được nâng cao. Thông qua sự hiểu biết đó, sự nhận thức đó, cán bộ, đảng viên, công chức và các tầng lớp quần chúng nhân dân trong tỉnh có thể so sánh tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực hoạt động văn hóa nói riêng của tỉnh nhà đối với các địa phương khác trong nước và ngoài nước.
Thông qua đó nhận thức được những mặt mạnh, mặt tồn tại để chuyển hướng trong nhận thức và hành động.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tác động đến hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm cho phong cách của con người chúng ta ngày càng năng động và cởi mở hơn. Biểu hiện nổi bật là tính tích cực, tính năng động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân sẽ được phát huy ngày càng rõ nét hơn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại … Ý thức học tập, sự cầu tiến bộ, mở rộng giao lưu, tiếp nhận cái mới, học cái hay, cái đúng sẽ trở thành xu thế chung.