Những thách thức

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 71 - 74)

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bước đầu đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, điều bất lợi trước hết là chúng ta chưa có lợi thế về chỉ số phát triển con người. Tốc độ nâng cao dân trí nước ta trong nhiều năm qua vẫn còn thấp. Cùng với mặt bằng dân trí còn hạn chế thì trình độ năng lực cũng rất thấp. Chỉ số phát triển con người thấp còn do việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc chưa đạt hiệu quả mong muốn. Hiện nay, bậc thang giá trị xã hội đang có nguy cơ bị đảo lộn trước lối sống thực dụng và ma lực của đồng tiền chi phối do sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường.

Khả năng hình thành và phát triển về đạo đức, lối sống ở nước ta cùng một lúc phải xử lý các bài toán phức tạp: một mặt, phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng cơ chế thị trường, bằng đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế; mặt khác, phải giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình huống này lại càng trở nên khó khăn khi quốc gia Việt Nam chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chưa có nhiều kinh nghiệm điều tiết cơ chế thị trường và đa dạng hóa, đa phương hóa giao lưu và hợp tác quốc tế.

Xét về mặt tinh thần – văn hóa, nhất là khi Việt Nam hòa vào mạng internet thì quá trình đa dạng hóa, đa phương hóa liên kết và hợp tác quốc tế, các giá trị nước ngoài sẽ tác động đến nhận thức, tư tưởng, đến đạo đức và lối sống nhiều hơn là giá trị cổ truyền. Về mặt sinh hoạt và tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, người ta sẽ thiên về tác phong công nghiệp, lối sống thị thành, lối sống cá nhân, quan hệ sòng phẳng – lạnh lùng. Còn về mặt tâm lý, con người cũng sẽ thiên về sự thiết thực, kể cả thực dụng. Người ta sẽ e ngại lối sống chung đụng,

tập thể, thân tộc, hàm ơn, đẳng cấp … Tâm lý tự chủ để lập thân, lập nghiệp, lối sống tự do, chủ nghĩa cá nhân sẽ vẫn tồn tại trong xã hội cho dù chúng ta có điều chỉnh hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quá trình văn hóa xã hội, phân tầng xã hội cũng sẽ diễn ra khá sâu sắc. Các quan hệ pháp lý sẽ đẩy quan hệ tình cảm "thương người như thế thương thân" xuống hàng thứ yếu. Ngay cả trong phạm vi gia đình, mọi người cũng đều bình đẳng trước pháp luật, con cái dần dần tách rời sự ràng buộc của gia đình.

Quá trình mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác và liên kết quốc tế, chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch cũng sẽ tác động ở nhiều mặt đối với nhận thức, lối sống, bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, khuynh hướng văn hóa ngoại lai sẽ phát triển.

Xu hướng tác động này diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trường, sự chuyển giao công nghệ, sự thâm nhập các loại hình văn hóa đại chúng, các dòng người du lịch, sự phát tán ồ ạt các biểu tượng và giá trị phương Tây, sự bùng nỗ thông tin, các công xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, văn phòng đại diện, cư xá của người nước ngoài, khuynh hướng giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài … tất cả những điều này cũng sẽ đem lại nhiều sự hiểu biết, tạo điều kiện để nâng cao mức sống của người dân. Thế nhưng, đồng thời chúng cũng có thể làm biến dạng nhân cách con người, nhào nặn lại bản tính dân tộc, làm mài mòn và hoen ố bản sắc văn hóa dân tộc nhất là khi có sự tham gia, sự thẩm thấu của các yếu tố "Diễn biến hòa bình". Quá trình này phát triển đến một ngưỡng nào đó nếu không được điều tiết sẽ phá vỡ thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, thậm chí chúng ta còn phải lâm vào tình thế phải "thanh toán" với đạo đức, nếp sống truyền thống, phải thay đổi nội dung và tính chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Dưới tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, tinh thần, văn hóa thông qua các xu hướng nêu trên, có thể phác họa khả năng và chiều hướng biến đổi của đạo đức và lối sống trong giai đoạn hiện nay. Các nguyên

tắc sinh hoạt cổ truyền cũng sẽ được thể hiện chủ yếu trong gia đình vào các dịp lễ tết, hiếu hỉ, lễ tế … Tuy nhiên, mức độ phổ biến đại trà của phong tục tập quán truyền thống sẽ còn phụ thuộc vào việc xử lý của mối quan hệ truyền thống với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong hoạt động tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội đã cơ bản khắc phục được nếp sống giản đơn (như tính cam chịu, sự trì trệ, tác phong lề mề, luộm thuộm, làm ăn nhì nhằng, chụp giựt …). Chính với tác phong công nghiệp, ý thức pháp luật, ý thức về cá nhân và về sở hữu đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức và cũng làm thay đổi nếp sống tình nghĩa cộng đồng.

Lối sống đô thị đã hình thành khá rõ nét, khuynh hướng sống cá nhân, độc thân có thể nhìn thấy tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, tại nhiều khu vực nông thôn, nếp sống "Tam, tứ đại đồng đường" không phải đã mất hẳn. Sự thống nhất giữa cái đặc sắc của thuần phong mỹ tục với cái hiện đại có thể thành hiện thực, nhất là trong tầng lớp trung lưu. Nhờ đó sẽ hạn chế tối đa được tình trạng lai căng, sự xâm thực của các yếu tố ngoại lai. Cái hiện đại sẽ phát triển trên nền tảng bản sắc văn hóa dân tộc, đây chính là xu hướng chủ đạo của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yếu tố đạo đức, văn hóa và lối sống về cơ bản vẫn kế thừa được lẽ sống nhân bản truyền thống như: ý thức yêu nước, thương nòi, cộng đồng, khoan dung, hòa hợp với người Việt Nam và với người nước ngoài …

Ở tất cả các giai tầng xã hội thì lẽ sống nhân bản, cái tích cực, cái thiện vẫn được coi trọng hay ít ra là không bị lu mờ trước lối sống thực dụng. Hiện nay, ý thức pháp quyền, ý thức về quyền sở hữu và ý thức về cá nhân vẫn chưa rõ nét trong định hướng giá trị của đại đa số dân cư. Tuy nhiên, chúng sẽ nảy nở, bám rễ sâu trong ý thức, tâm lý mọi người đến mức ngang bằng, thậm

chí chi phối lẽ sống nhân bản cổ truyền nhất là ở tầng lớp thanh – thiếu niên. Đây cũng chính là chiều hướng quyết định diện mạo, đặc trưng của văn hóa, đạo đức và lối sống trong thời gian tới.

Ý nghĩa của việc nhận thức và xử lý quá trình này rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần và quá trình phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam mà quan điểm Đảng ta đã thể hiện: văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w