Địa giới hành chính và đặc điểm dân cư

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 37 - 38)

Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km về hướng Đông Bắc. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.894,7km2 (bằng 1,76% diện tích của cả nước và bằng 19,4% diện tích cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam). Tỉnh có địa hình trung du, chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, có độ cao trung bình dưới 100m so với mặt nước biển, giảm dần từ Đông Bắc sang Tây Nam.

Địa giới hành chính tiếp giáp với 05 tỉnh, thành phố là:

- Phía Tây giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật lớn của cả nước.

- Phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là nơi có khu công nghiệp dầu khí lớn nhất cả nước và có khu du lịch biển khá lý tưởng.

- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng là những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và đặc biệt có những khu du lịch nổi tiếng như: Đà Lạt, Mũi Né …

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương là tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh và khá năng động với nhiều khu công nghiệp tập trung lớn.

Đơn vị hành chính: từ ngày giải phóng đến nay, sau nhiều lần chia tách

và điều chỉnh, hiện nay Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm: thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 09 huyện là: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch.

Dân số: đến năm 2006, dân số toàn tỉnh có 2.300.000 người, trong đó

dân số thành thị chiếm 30,8%. Hiện có trên 40 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 91,4%. Thiên Chúa giáo và Phật giáo là 02 tôn giáo chính ở Đồng Nai chiếm gần 60% dân số.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 37 - 38)