Công tác cấp duyệt và kiểm tra giấy phép hoạt động dịch vụ văn hóa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 50 - 52)

không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành văn hóa thông tin, mà phải có sự hợp tác, hợp lực của nhiều ngành, nhiều tổ chức mới có thể giải quyết được. Xây dựng lối sống văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, văn minh không thể tách rời với công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức trong cộng đồng dân cư.

2.2. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI

2.2.1. Những thành tựu về quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai

2.2.1.1. Công tác cấp duyệt và kiểm tra giấy phép hoạt động dịch vụ văn hóa văn hóa

Sự tăng trưởng kinh tế nói chung của cả nước và ở tỉnh Đồng Nai đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của các lĩnh vực xã hội. Lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa với rất nhiều các loại hình được các tầng lớp nhân dân, các tổ chức triển khai thực hiện. Nhiều giấy phép con đã được Chính phủ bãi bỏ như: trò chơi điện tử, phát hành sách báo, hát với nhau, kinh doanh băng đĩa nhạc, dạy khiêu vũ … Do vậy, trên thực tế ngành văn hóa thông tin chỉ còn cấp giấy chứng nhận cho các loại hình như băng đĩa hình, karaokê, khiêu vũ, trò chơi có thưởng. Còn dịch vụ internet do ngành Bưu điện ký hợp đồng với chủ cơ sở để họ tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định.

Nghị định 87/CP của Chính phủ ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển. Sau thời gian triển khai Nghị định

này, các mặt hoạt động dịch vụ văn hóa đã từng bước ổn định, công tác cấp duyệt và kiểm tra quản lý cấp giấy phép được thực hiện theo đúng trình tự, đa số các chủ kinh doanh đều tuân thủ và thực hiện đầy đủ các thủ tục kinh doanh. Tuy nhiên, công tác này cũng còn những mặt hạn chế; các điều kiện tổ chức hoạt động vẫn còn thiếu những quy định để hạn chế những tệ nạn xã hội, tiêu cực xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ văn hóa.

Ngày 18/01/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 11/2006/NĐ– CP về quy chế hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (thay thế cho Nghị định 87/CP) đã tồn tại hơn 10 năm. Theo đó, tổ chức và cá nhân có giấy phép đang kinh doanh đều phải tuân thủ những quy định của nghị định này.

Những quy định trong Nghị định 11/2006/NĐ–CP của Chính phủ có phần chặt chẽ hơn. Các chủ kinh doanh và tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa phải có đầy đủ các loại giấy phép theo quy định:

- Giấy chứng nhận hoạt động do Sở Văn hóa thông tin Đồng Nai cấp (thời gian 02 năm). Trình tự cấp phép: chính quyền cơ sở xác nhận; Phòng Văn hóa thông tin cấp huyện thụ lý hồ sơ, thẩm định điều kiện hoạt động, chuyển đến Sở Văn hóa thông tin cấp giấy chứng nhận hoạt động.

Đối với các trường hợp xin gia hạn phải có bản nhận xét của chính quyền cơ sở, ý kiến thẩm định của Phòng Văn hóa thông tin cấp huyện. Nếu trong quá trình hoạt động, chủ cơ sở nếu vi phạm nội dung có liên quan đến tệ nạn xã hội thì sẽ không được tiếp tục gia hạn giấy phép.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện là đơn vị tham mưu cho UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hộ cá thể) trên cơ sở giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ văn hóa. Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Đồng Nai là đơn vị cấp giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Bản cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh trật tự và phòng cháy, chữa cháy do ngành công an cấp huyện hướng dẫn theo Nghị định 08/2001/NĐ–CP của Chính phủ.

- Thực hiện ký kết hợp đồng lao động và báo cáo danh sách lao động với Phòng Nội vụ – Lao động – Thương binh xã hội cấp huyện (đối với cơ sở có thuê mướn lao động).

Công tác quản lý kiểm tra việc thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép, cho thấy hầu hết các cơ sở đều có ý thức chấp hành, nhưng vẫn còn không ít những trường hợp kinh doanh nhỏ vẫn chưa thực hiện đăng ký kinh doanh và cam kết an ninh trật tự, phòng chống cháy nỗ theo quy định. Nguyên nhân là do các chủ cơ sở chủ quan không trình báo, vì cho rằng cơ sở kinh doanh nhỏ không cần khai báo, mặt khác do chính quyền cơ sở thiếu kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhỡ.

Đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, từ đầu tháng 6/2005, Bộ Văn hóa thông tin đã chỉ đạo cho tất cả các địa phương trên phạm vi cả nước thực hiện việc tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hoạt động văn hóa thông tin và giấy phép kinh doanh đối với hoạt động karaokê, vũ trường. Riêng những hồ sơ đã tiếp nhận trước ngày ban hành chủ trương nhưng chưa cấp thì cũng không giải quyết. Đây chỉ là biện pháp mang tính thời điểm, trong thời gian ngừng cấp phép, các địa phương phải lập đề án quy hoạch về lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa. Đối với hoạt động quán bar, vũ trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ thời điểm 17/5/2007, Sở Văn hóa thông tin tỉnh đã có thông báo tạm ngưng các hoạt động khiêu vũ để chấn chỉnh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w