phát triển khá mạnh, trong tương lai sẽ còn gia tăng nhiều hơn. Để có thể đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển này, chính sách Nhà nước nên có chủ trương hình thành những doanh nghiệp, những tổ chức chuyên nghiệp đào tạo những nhân viên phục vụ để có thể cung ứng nguồn lao động này trên lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa. Nếu làm được điều này, thì cũng đồng nghĩa với việc chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đối với đội ngũ nhân viên phục vụ ở các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa.
3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về hoạt động dịch vụ văn hóa dịch vụ văn hóa
Tình hình thực tế trong thời gian qua, hoạt động của lực lượng thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành ở tỉnh Đồng Nai có quan tâm, chú ý để có thể đưa hoạt động dịch vụ văn hóa vào nề nếp, lành mạnh. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển thì cũng đòi hỏi đời sống văn hóa tinh thần cũng phải được nâng lên, và như vậy các hoạt động dịch vụ văn hóa cũng sẽ phát triển. Sự phát triển của hoạt động dịch vụ văn hóa là một thực tế khách quan, nó phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Vấn đề đặt ra là công tác quản lý và kiểm tra cần được thực hiện như thế nào để đảm bảo yêu cầu vừa phát triển dịch vụ văn hóa một cách lành mạnh, vừa thỏa mãn nhu cầu của xã hội? Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về hoạt động dịch vụ văn hóa cần được các cấp chính quyền quan tâm nhiều hơn nữa.
Cơ cấu và biên chế của lực lượng kiểm tra cần gọn nhẹ. Cán bộ, thành viên làm công tác thanh tra, kiểm tra phải được tin cậy, phải được tuyển chọn và đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, được rèn luyện về đạo đức, phẩm chất cách mạng, nhân cách văn hóa, có tác phong nhanh nhạy, kịp thời, xử lý nghiêm minh, chính xác.
Thường xuyên rà soát năng lực cán bộ, nhân viên tham gia công tác kiểm tra, giám sát. Quan tâm đặc biệt ở những nơi, những khu vực thường xảy ra
những biến tướng trong kinh doanh, trong hoạt động mà dư luận xã hội lên tiếng, phản ảnh. Điều này cần được thực hiện một cách nghiêm túc, bởi vì nếu không giải quyết được vấn đề con người, thì dù có ban hành chính sách đúng cũng sẽ khó có thể thực hiện được. Con người làm công tác kiểm tra, giám sát phải có tâm và đức, phải vô tư, trong sáng và khách quan. Nói cách khác con người cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có đủ đức lẫn tài.
"Đức" ở đây là không nhũng nhiễu, hối lộ, tham ô, bao che; có tâm huyết đối với việc làm của mình mà tổ chức đã giao phó. Trên thực tế vẫn còn những trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí của mình để làm luật hoặc ra giá đối với các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa có vấn đề; hoặc nếu đi kiểm tra thì "nói nhỏ" trước cho các chủ cơ sở kinh doanh để chủ động đối phó. "Tài" là về trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững những quy định của pháp luật, thông thạo quy luật hoạt động của các tổ chức và cá nhân hoạt động dịch vụ văn hóa. Yêu cầu nắm vững những quy định của luật pháp là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, nhân viên thực hiện nghiệp vụ điều tra. Bởi vì, nếu kiểm tra, phát hiện mà xử lý không đúng luật, không đúng quy định thì sẽ làm cho tình hình phức tạp hơn, sẽ phát sinh đơn thư khiếu tố, khiếu nại.
Cần tăng cường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng kế hoạch hoạt động theo chế độ định kỳ, bất thường. Quy định trách nhiệm của từng thành viên trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; phát huy tính dân chủ và cùng giám sát công việc.
Kế hoạch tổ chức kiểm tra phải được bảo mật, không nên thông báo trước sẽ kiểm tra ở khu vực đó vào thời điểm đó nhằm để đảm bảo yếu tố nghiêm túc, bất ngờ, đúng thực trạng. Kế hoạch này chỉ nên áp dụng cho các đội kiểm tra chuyên ngành, các đội thanh tra chuyên ngành. Còn đối với Đội Kiểm tra liên ngành, do đa số các thành viên đều kiêm nhiệm công tác, nếu không thông báo trước thì cũng rất khó khăn trong điều động nhân sự, bởi vì một số thành viên chịu sự quản lý của thủ trưởng các cơ quan khác. Đây cũng là mặt hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra của Đội Kiểm tra liên ngành.
Cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh. Có thể xây dựng phương án kiểm tra chéo giữa các địa bàn, các khu vực nhằm chống tiêu cực và nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra.
Nghiêm cấm và có hình thức xử lý đúng mức đối với những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra mà có quan hệ móc nối, quan hệ tay trong với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Trên thực tế, vẫn còn những trường hợp cán bộ bao che, dung túng đối với một số cơ sở, lơ là, bỏ qua những lỗi vi phạm cho dù là không lớn. Chính ở những lỗi vi phạm nhỏ, nếu không được xử lý sẽ dẫn đến những biểu hiện vi phạm nặng nề, kể cả thách thức pháp luật. Chính sự sai phạm của một số trường hợp cán bộ đã nuôi dưỡng, bao che, cho nên mới có thể xảy ra những biến tướng, những tệ nạn xã hội trong một số hoạt động dịch vụ văn hóa.
Công tác phối hợp các lực lượng cần được quan tâm, nhất là các lực lượng chủ lực. Ngành Công an là lực lượng đi đầu trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Do vậy, cần có sự tăng cường chỉ đạo phối hợp lực lượng nghiệp vụ của ngành Công an từ tỉnh cho đến cơ sở, nắm chắc đối tượng, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội trong hoạt động dịch vụ văn hóa.
KẾT LUẬN
Với đặc điểm, điều kiện đời sống kinh tế - xã hội ở tỉnh phát triển, mức sống của người dân được cải thiện và nâng cao, nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, vui chơi giải trí của các tầng lớp quần chúng cũng có sự biến đổi, đa dạng và phong phú hơn, đòi hỏi các cơ quan quản lý văn hóa phải nắm bắt và có sự đổi mới phương thức hướng dẫn, tổ chức thực hiện cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Hoạt động dịch vụ văn hóa là những hình thức sinh hoạt văn hóa hiện đại, phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Hoạt động này sẽ hiện diện ở khắp các khu vực, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng cho đến vùng
núi … được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng và chấp nhận như một nhu cầu không thể thiếu. Các loại hình hoạt động dịch vụ văn hóa (nếu không có những biến tướng, hoạt động trá hình) là những phương tiện giải trí lành mạnh, phù hợp với thu nhập của người lao động, hướng con người đến những điều tốt đẹp, giúp mọi người giải tỏa những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống để làm việc tốt hơn. Các hoạt động dịch vụ văn hóa cũng giúp cho con người tự thể hiện mình, trở về với thời gian và quá khứ với cội rễ năm tháng của truyền thống lịch sử hào hùng dân tộc. Thông qua đó giúp con người tin yêu vào cuộc sống, khơi dậy niềm tự hào, khẳng định niềm tin đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước, bày tỏ tình cảm của chính mình trước những vẻ đẹp của quê hương. Và cũng chính từ đó, con người tự điều chỉnh mình, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách, hướng tới cái chân – thiện – mỹ. Góp phần tạo ra phong trào, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Tuy nhiên, bất kỳ loại hình hoạt động dịch vụ văn hóa nào cũng vậy, cũng đều có hai mặt, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai để ngăn chặn, đẩy lùi một số loại hình dịch vụ văn hóa hoạt động không lành mạnh, biến tướng thành tệ nạn xã hội. Trong định hướng phát triển, cần phải có các giải pháp nhằm đảm bảo nâng cao tính chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, công tác thanh tra – kiểm tra, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động dịch vụ văn hóa. Bên cạnh, cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư, kinh doanh dịch vụ văn hóa phát triển ổn định, lâu dài theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hài hòa lợi ích của cá nhân, lợi ích của tập thể và lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển ở tỉnh Đồng Nai.
lựa chọn những mô hình tốt, những điển hình tiên tiến; thông qua việc tổ chức các hội nghị chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ văn hóa, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bằng ý thức và trách nhiệm, toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến phường, xã sẽ nỗ lực phấn đấu nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng các cấp trên lĩnh vực văn hóa. Ngành văn hóa thông tin cùng với các cơ quan chức năng sẽ nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những mặt tiêu cực, góp phần làm trong sạch môi trường văn hóa, phấn đấu xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 là tỉnh công nghiệp trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.