Những hạn chế, tồn tại về quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 63 - 64)

dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai

Đối với ngành văn hóa thông tin, những cơ sở có kinh doanh dịch vụ văn hóa thì Đội Kiểm tra liên ngành 814 đều có quyền tiến hành kiểm tra, thực hiện chức năng quản lý. Qua kiểm tra để nhắc nhở và xử lý vi phạm. Tuy nhiên, đối với những cơ sở dịch vụ văn hóa hoạt động trá hình, lẫn tránh sự quản lý của chính quyền địa phương, thì đội kiểm tra tuy có tiến hành kiểm tra nhưng khó có thể phát hiện được tệ nạn như hoạt động karaokê ở khu nhà mới phường Quang Vinh, cơ sở dịch vụ Internet (Net Nam) ở phường Thống Nhất mà báo chí đã đăng thông tin.

Quản lý Nhà nước về hoạt động dịch vụ văn hóa ở Đồng Nai đã thu được nhiều kết quả tốt đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng còn không ít những khó khăn, hạn chế. Khái quát lại, bao gồm những hạn chế, tồn tại sau:

Một là, lực lượng Kiểm tra 814 hiện nay đa số đều kiêm nhiệm, không

chuyên nghiệp, phần lớn chỉ qua tập huấn hành chính, thời gian kiểm tra phải sắp xếp, có kế hoạch từng đợt, trong khi đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thậm chí còn có hành vi chống đối người thi hành công vụ và gây áp lực đối với lực lượng vũ trang (có trường hợp phải nhờ đến lực lượng Cảnh sát 113 giải vây).

Hai là, hầu hết các Đội Kiểm tra liên ngành 814 các huyện chưa được

trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dùng trong công tác kiểm tra như: máy đo tiếng ồn, đo ánh sáng; thiếu công cụ hỗ trợ như: roi điện, súng ru lô bắn đạn hơi cay và đạn cao su, máy ghi hình …

Ba là, thời gian kiểm tra thường vào ban đêm, trong khi tệ nạn xã hội thì diễn ra từng lúc, từng nơi; kinh doanh băng đĩa hình, in sang trái phép thì tràn lan, được thực hiện bằng hình thức như đi bán dạo, hoặc bày bán vào các buổi chợ sáng, bày bán ở những khu vực xa trung tâm ít có đội kiểm tra, kiểm soát.

quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn, còn ỷ lại ngành Văn hóa thông tin và Đội Kiểm tra liên ngành. Cho nên, khi phát hiện và xử lý sai phạm thì cơ sở nầy ở gần trụ sở cơ quan Công an phường.

Năm là, đối với hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn hóa, khi muốn kiểm tra phải có kế hoạch và mỗi năm chỉ xúc tiến kiểm tra một lần, do vậy sự phát hiện sai phạm cũng không kịp thời.

Sáu là, vẫn còn hiện tượng nể nang trong kiểm tra xử lý nên mức độ răn đe chưa cao; vẫn còn những hiện tượng (tình cảm) trong quản lý của chính quyền cơ sở (thông thường đánh giá nhận xét các hoạt động dịch vụ văn hóa đều tốt, trên thực tế các sai phạm vẫn cứ tiếp diễn, mặc dù khi cấp giấy phép mới hoặc khi gia hạn giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ văn hóa, ngành đều bắt buộc cơ sở làm tờ cam kết thực hiện đúng theo quy định của pháp luật).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w