Tuyên truyền, định hướng nhận thức trong xã hội đối với hoạt động dịch vụ văn hóa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 79 - 80)

Xây dựng lực lượng thanh tra, kiểm tra hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Tăng cường quản lý Nhà nước, chấn chỉnh hoạt động dịch vụ văn hóa theo đúng định hướng, lành mạnh. Ngăn chặn sự phát triển và lây lan các dịch vụ văn hóa nhạy cảm, ẩn chứa các tệ nạn xã hội.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI ĐỘNG DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI

3.2.1. Tuyên truyền, định hướng nhận thức trong xã hội đối với hoạt động dịch vụ văn hóa động dịch vụ văn hóa

Trước hết đối với các cơ quan chức năng, các cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước ở tỉnh Đồng Nai cần tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề, tính chất và hoạt động, quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức xã hội và người dân trong hoạt động dịch vụ văn hóa, để từ đó tiếp tục định hướng chủ trương, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp.

Tuyên truyền sâu rộng về chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước cùng các văn bản chỉ đạo của tỉnh về những quy định trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa. Tổ chức thông tin phổ biến cho các tổ chức và cá nhân để có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong hoạt động dịch vụ văn hóa.

Từng định kỳ cần thông báo các quy định, các điều kiện, các tiêu chuẩn bổ sung về hoạt động dịch vụ văn hóa, những quy định nghiêm cấm và hình thức xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với những hoạt động dịch vụ văn hóa vi phạm. Vấn đề này cần thực hiện thường xuyên để các chủ cơ sở kinh doanh hoạt động dịch vụ văn hóa nắm bắt kịp thời thông tin và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Đối với những thái độ và biểu hiện kém văn hóa, những hành vi thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc Việt Nam của người tham gia hoạt động dịch vụ văn hóa, cần có quy định về hình thức xử phạt, đưa thêm vào quy định chế tài nặng kèm theo hình thức giáo dục như thông báo về cơ quan, đơn vị, thông báo cho chính quyền địa phương và gia đình, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các điều luật, những quy định và nghiêm cấm, những văn bản cam kết cần được treo, dán phổ biến ở những tụ điểm, những cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa để mọi người có thể dễ dàng nhận thấy và tự giác chấp hành.

Tổ chức các buổi tiếp xúc, các buổi giao lưu giữa các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, nêu gương những điển hình, những cơ sở chấp hành đúng các quy định hoặc có những sáng tạo trong công tác quản lý hoạt động. Đồng thời nhắc nhở đối với các nơi chưa chấp hành đúng các quy định trong hoạt động tổ chức kinh doanh, thậm chí chỉ rõ điển hình những cơ sở vi phạm trầm trọng phải đóng cửa hoạt động, phải rút giấy phép hoặc truy tố. Ngoài ra, có thể phát động thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình đối với những cơ sở, tổ chức và cá nhân hoạt động dịch vụ văn hóa lành mạnh, tích cực tham gia công tác xã hội.

Khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời và đưa ra những quy định về bảo mật, về đảm bảo an toàn đối với tập thể, cá nhân có công khai báo, tố giác, phát hiện những biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng trong kinh doanh dịch vụ văn hóa. Trên thực tế trong những năm qua ở tỉnh Đồng Nai đa số đơn thư phản ảnh, tố giác đều là nặc danh, chưa dám công khai danh tánh, địa chỉ của mình. Nghĩa là, người tố giác, phản ảnh đều có tâm trạng vừa muốn bảo vệ sự lành mạnh, trong sáng trong hoạt động dịch vụ văn hóa, lại vừa lo lắng sợ bị trả thù dưới nhiều hình thức.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ khách sạn du lịch Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Đồng Nai. (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w