Đặc điểm của mối quan hệ Hoa Kỳ Nhật bản trong chiến tranh thế

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 90 - 92)

giới thứ hai

Nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai có thể rút ra những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, cũng nh quan hệ của bất kỳ quốc gia nào khác, trong quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản luôn tồn tại hai mặt cạnh tranh và hợp tác, xung đột và hòa hoãn. Vấn đề chỉ ở chỗ sự “nặng, nhẹ” của hai mặt này thay đổi nh thế nào mà thôi. Nếu xét theo từng thời kỳ, và cụ thể hơn nữa là xét theo từng giai đoạn, có thể thấy, mặc dù có sự tồn tại của cả hai mặt cạnh tranh và hợp tác, xung đột và hòa hoãn, nhng cạnh tranh là khuynh hớng bao trùm và kéo dài cho đến

khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với mức độ gay gắt nhất là “cuộc chiến tranh không khoan nhợng” giữa hai nớc. Yếu tố quyết định khuynh h- ớng này là những xung đột lợi ích trong việc mở rộng quyền lợi quốc gia ở Viễn Đông. Từ khi xuất hiện vấn đề Viễn Đông, xu thế hợp tác tồn tại hết sức ngắn ngủi, chủ yếu dới hình thức tìm kiếm những giải pháp mang tính thỏa hiệp. Xung đột đợc đẩy lên đỉnh điểm thể hiện ở sự kịên Trân Châu Cảng tháng 12 năm 1941. Từ năm 1941 đến 1945, mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác đã hoàn toàn chấm dứt, thay vào đó là những cuộc chiến tranh dành khốc liệt. Giai đoạn xung đột chấm dứt với sự thất trận hoàn toàn của Phát xít Nhật Bản.

Thứ hai, trong quan hệ với Hoa Kỳ, dù có thời điểm Nhật Bản giành u thế trong cuộc cạnh tranh bành trớng, nhng nhìn chung Nhật Bản luôn bị “lép vế” và không đợc Hoa Kỳ thực sự coi là một thành viên ngang hàng trong “cuộc chơi” trên bàn cờ quốc tế. Điều đó trớc hết xuất phát từ thực tế lịch sử Hoa Kỳ là nớc đóng vai trò then chốt trong việc mở cửa Nhật Bản. Việc Hoa Kỳ áp dụng tính “không điều kiện” (cụ thể là không đề cập trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản) trong quá trình thực hiện Hiệp ớc Kanagawa năm 1854 chứng tỏ ngay từ thời điểm này, Hoa Kỳ đã không coi Nhật Bản là một quốc gia ngang hàng với Hoa Kỳ. Tơng quan lực lợng với u thế áp đảo thuộc về Hoa Kỳ trên các phơng diện nh diện tích lãnh thổ, dân số, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực kinh tế, vị thế trong quan hệ quốc tế... là yếu tố tiếp theo giải thích thái độ chèn ép của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản. Ngay cả khi Nhật Bản đã trở thành một hội viên chính thức của “câu lạc bộ” các cờng quốc trên thế giới và là một trong hai quốc gia châu á đợc tham gia các hội nghị quốc tế quan trọng ở Paris (1919-1920) và Washington (1921-1922) để bàn bạc và tổ chức lại thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản vẫn bị Hoa Kỳ cùng các cờng quốc phơng Tây bắt phải chấp nhận những nhợng bộ thua thiệt. Dĩ nhiên, trong quan hệ đó, Nhật Bản không chỉ một mà nhiều lần tìm cách thay đổi địa vị của mình. Tham vọng vơn lên bá chủ khu vực Đông á và cả thế giới cùng với những thắng lợi liên tiếp của quân đội Thiên hoàng trong việc đánh chiếm Trung Quốc, sau đó là một loạt nớc Đông Nam á vào cuối thập kỷ 30, đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX cho thấy rõ tham vọng và nỗ lực này của Nhật Bản. nhng cuối cùng, đến năm 1945, nớc Nhật quân phiệt đã hoàn toàn thất bại bởi cuộc chiến tranh châu á - Thái Bình Dơng bởi trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này Nhật

Bản không đủ sức chống đỡ trớc một lực lợng quân sự hùng mạnh của Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô.

Th ba: Dới tác động của những nhu cầu trong nớc và các điều kiện bên ngoài, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã có những điều chỉnh trong từng giai đoạn lịch sử nhất định và đạt đợc kết quả ở những mức độ khác nhau. Trong những năm 1939 – 1941 (rõ hơn là từ 1931 – 1941), việc triển khai các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mang tính thụ động đối phó lại các hành động của Nhật Bản, điều đó mang lại kết quả không nh chính giới Hoa Kỳ mong đợi. “Học thuyết Hoover-Stimson” không giải quyết đợc cuộc khủng hoảng ở Mãn Châu. Nhật Bản tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh xâm lợc Trung Quốc và nh vậy, quyền lợi của Hoa Kỳ ở Trung Quốc bị thu hẹp lại. “Chủ nghĩa trung lập” mà Hoa Kỳ thực hiện trong những năm 1933-1937 giúp Hoa Kỳ có thời gian tập trung giải quyết các vấn đề trong nớc, đem lại sự hồi sinh cho nền kinh tế, nhng lại khiến chính sách của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản chứa đựng hai mặt mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa việc thực hiện các đạo luật trung lập với tham vọng duy trì u thế về hải quân với Nhật Bản và thực hiện chính sách mở cửa ở Trung Quốc. Ngay cả khi đã thực hiện những bớc đi nhằm xoá bỏ các đạo luật trung lập và chống lại kế hoạch bành trớng của Nhật một cách mạnh mẽ hơn, Hoa Kỳ cũng không thực hiện đợc mục tiêu né tránh một cuộc chiến tranh thật sự với Nhật Bản, chủ quyền và an ninh quốc gia cũng nh toàn vẹn lãnh thổ của Hoa Kỳ bị đe doạ nghiêm trọng.

Tuy nhiên, với sự nhất trí và nỗ lực của toàn bộ bộ máy chính phủ và quân sự Hoa Kỳ trong những năm 1941-1945, Hoa Kỳ đã thực hiện thành công kế hoạch phản công và đánh bại Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái Bình D- ơng, buộc chính phủ Nhật Bản chấp nhận Tuyên cáo Potsdam và ký văn kiện đầu hàng không điều kiện. Đó là cơ hội quan trọng để Hoa Kỳ thực hiện các kế hoạch chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh (1945-1952). Kết quả cuối cùng của việc thực hiện những điều chỉnh này cho thấy, cho đến giữa thế kỷ XX, đây là thời kỳ Hoa Kỳ thành công nhất trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong chính sách đối với Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 90 - 92)