Nhật Bản chuẩn bị tấn công Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 43 - 45)

Nh chúng ta biết, cuộc chiến tranh bùng nổ giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ vào cuối 1941 là hệ quả của một quá trình mâu thuẫn lâu dài từ trớc đó giữa hai quốc gia này. Không phải đến những tháng ngày cuối của năm 1941 Nhật Bản mới nghĩ đến và chuẩn bị cho cuộc chiến sống còn với Hoa Kỳ, đó là một

kế hoạch đã đợc chuẩn bị kỹ lỡng từ trớc khá lâu. Trong cuộc hội đàm với Hítle và Ripbentrốp từ ngày 17-3-1941 đến tháng 4-1941, Ngoại trởng Nhật Bản Matsuoka đã tiết lộ cho Đức biết chiến tranh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ xảy ra nhng cha cho biết cụ thể sẽ xảy ra vào thời gian nào. Từ đầu năm 1941, Nhật Bản đã chuẩn bị theo hớng này, đặc biệt trong cuộc hội nghị dới sự chủ toạ của Nhật Hoàng trong hai ngày, ngày 5-9 và ngày 6-9 năm 1941, chính phủ Nhật Bản đã đi đến quyết định: nếu những cuộc thơng lợng sắp tới với Hoa Kỳ không thành công, nếu những yêu sách tiếp tục chiếm đóng Trung Quốc, Đông Dơng không đợc đáp ứng thì Nhật Bản sẵn sàng tuyên chiến với Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan.

Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh trực tiếp với Hoa Kỳ, trớc hết Nhật Bản tiến hành tuyên truyền về tinh thần chiến đấu. Trớc sự đối đầu với các địch thủ mạnh và nguy hiểm, xã hội Nhật Bản đã kêu gọi thành viên của mình hy sinh cao nhất để cộng đồng tồn tại và bản sắc đợc duy trì. Năm 1936, chính phủ Nhật Bản thành lập Cục Thông tin để tuyên truyền trong nớc, và năm 1937, lúc xung đột ở Trung Quốc leo thang thành chiến tranh toàn diện thì

Cục Thông tin đợc nâng cấp để phối hợp và theo dõi thông tin trong chiến tranh. Những thông tin kích động tinh thần hy sinh của chiến binh đợc đăng tải trong Tuần báo Shashin shubo (Báo cáo hàng tuần bằng ảnh) đợc truyền đi rộng rãi. Từ cuối năm 1943, báo lại dành một chỗ để ngời xem đóng dấu vào đó trớc khi chuyển cho ngời khác để tuyên truyền hệ t tởng chiến tranh của Nhật Bản.

Có thể khẳng định rằng, con đờng dẫn Nhật Bản đến tai hoạ đầy rẫy những dối trá và xuyên tạc bởi vì Chính phủ Nhật Bản, ở một mức độ nhất định đã kiểm soát và thao túng thông tin để động viên và tuyên truyền dân chúng, nhất là trong thời chiến. Cục Thông tin của Nhật Bản, giống nh Bộ Tuyên truyền của Đức quốc xã và Cục Thông tin chiến tranh của Hoa Kỳ, đều là cơ quan làm nhiệm vụ củng cố tinh thần và thuyết phục nhân dân tin rằng cuộc chiến tranh của mình là chính nghĩa và có thể thắng. Điều dối trá lớn nhất là, đối với một con ngời, giết chết một ngời khác trong những hoàn cảnh nhất định là đúng đắn và tốt nhất.

Trớc khi cuộc Chiến tranh Thái Bình Dơng bùng nổ, tinh thần chết để “Phụng sự Thiên hoàng”, cùng với trờng học và thông tin đại chúng, dới sự h- ớng dẫn của chính phủ quân sự đã ra sức truyền bá cho toàn thể dân chúng,

nhất là binh lính và thuỷ thủ Nhật Bản. Trong cuộc Chiến tranh Thái Bình D- ơng, những ngời hy sinh cho Thiên hoàng sẽ đợc coi là những vị thần bất tử, họ làm vẻ vang cho gia đình và dòng tộc của mình. T tởng về “cái chết vẻ vang” đợc truyền bá rộng rãi không chỉ đối với các “chiến binh tiền tuyến” mà ngay cả với các “chiến binh hậu phơng” cũng đợc thấm nhuần, nó trở thành quy tắc của nhà binh, đó là: Không đầu hàng, nếu cần thì tự sát. Thực tế chứng minh rằng, đầu hàng là một lựa chọn vô cùng khó khăn đối với một dân tộc bị tuyên truyền đến mức khiếp sợ một kẻ địch mà họ hầu nh không biết gì.

Công việc chuẩn bị cho chiến tranh ngày càng trở nên gấp rút. Nội các do Hiranuma cầm đầu lên thay thế chính phủ Conôe vào ngày 4-1-1939 đã tuyên bố rằng chính sách của mình “không phải dân chủ mà cũng không phải phát xít”, nhng thực chất nội các này đã thi hành chính sách phản động hơn, hiếu chiến hơn. Chính quyền đã cho thi hành đạo luật Tổng động viên toàn quốc, tăng cờng kiểm soát kinh tế bằng cách lập “đội cảnh sát kinh tế”, thiết lập chế độ kiểm duyệt găt gao để chống lại mọi biểu hiện chống lại chính phủ. Chính quyền Hiranuma tăng cờng đàn áp phong trào tiến bộ, và cho rằng phong trào mặt trận nhân dân là nguy hiểm nên cần đàn áp mạnh tay. Trong chính sách đối ngoại, Chính phủ Hiranuma coi nhiệm vụ phát động chiến tranh chống các cờng quốc Liên Xô, Anh, Pháp, đặc biệt Hoa Kỳ là mục đích của mình.

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 43 - 45)