Trớc hết là phản ứng của Roosevelt. Ngay trong ngày 8-12, trớc quốc hội Roosevelt đã lên tiếng: “Hôm qua, 7-12-1941 - một ngày sẽ tồn tại trong sự ô nhục - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã bị hải và không lực Hoàng gia Nhật tấn công bất ngờ và có dự mu trớc... Nhân danh Tổng t lệnh quân đội và hải quân, tôi phải sử dụng mọi biện pháp để phòng thủ. Chúng ta phải luôn nhớ tới tính chất của cuộc tấn công chống chúng ta. Bất kể phải mất bao lâu chúng ta mới thắng đợc cuộc xâm lăng có tính toán này, nhng với tiềm lực của mình, nhân dân Hoa Kỳ sẽ giành đợc chiến thắng tuyệt đối. Tôi tin rằng tôi đang nói lên ý muốn của Quốc hội và của nhân dân khi yêu cầu là chúng ta không những phải phòng thủ đến cùng cho chính chúng ta, mà còn phải xác định rõ rằng hành động phản trắc này không bao giờ làm cho chúng ta bị lâm nguy lần nữa....Tôi yêu cầu Quốc hội tuyên bố rằng kể từ lúc Nhật Bản tấn công vô cớ và hèn nhát vào Chủ nhật 7-12-1941, tình trạng chiến tranh đã xảy ra giữa Hoa Kỳ và đế quốc Nhật Bản”.
Sự không nhất trí xung quanh nhiều vấn đề về quốc phòng và việc triển khai hành động quân sự của Hoa Kỳ ở nớc ngoài giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp chấm dứt. Ngày 8-12-1941, với số phiếu thuận 82/0 trong cuộc biểu quyết tại Thợng viện và 388/1 tại Hạ viện với yêu cầu tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản của Tổng thống Roosevelt, nhánh hành pháp đứng đầu là Tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu hớng toàn bộ bộ máy quân sự nớc mình và Chính phủ tới nỗ lực duy nhất là tiến hành chiến tranh.
Ngày 7-12 đã đi vào lịch sử nớc Hoa Kỳ với cái tên “Ký ức của nỗi nhục nhã” mà Roosevelt đề ra đầy lòng oán hận. Còn Halsay, phó đô đốc đơn vị đặc nhiệm Enterprire đến Trân Châu Cảng ngày 8-12 nói: “Tội ác của sự huỷ diệt đang làm xáo động” và bình luận: trớc khi chúng ta quyết chiến với họ thì ngôn ngữ Nhật Bản đã chỉ đợc nói ở địa ngục. Đó không chỉ là cảm xúc của những ngời trên chiến hạm mà là cảm xúc chung của tất cả ngời dân khắp nơi trên nớc Hoa Kỳ. Sau sự kiện cảng Trân Châu, “dân chúng Hoa Kỳ vốn thờ ơ, không mấy quan tâm tới tình hình châu á, nay vì “cú sốc” cảng Trân Châu nên họ trở nên đoàn kết và kiên quyết chống Nhật” [27, 314]
Sau khi cuộc xung đột kết thúc, Trân Châu Cảng “ngạc nhiên” trớc chính sách bảo vệ của chính phủ đơng thời và nó đợc ghi nhớ trong bất kỳ những ai đã sống sót qua chiến tranh. Đài tởng niệm to nhỏ mọc lên khắp nơi trên chiến trờng cũ. Khắp nơi các nhóm cựu chiến binh đợc thành lập để giữ cho ký ức đợc sống mãi. Đổi lấy những mất mát ở Trân Châu Cảng, Roosevelt vui vẻ đón nhận hàng triệu th tín, điện văn khắp cả nớc của nhiều tầng lớp nhân dân Hoa Kỳ gửi về Nhà Trắng tỏ lòng trung thành và quyết tâm trong cuộc chiến tranh sắp tới. Không những thế, đông đảo thanh niên Hoa Kỳ kéo đến các điểm tòng quân, cố gắng ghi tên để đợc gia nhập vào lực lợng quân đội Washington. Nh vậy, sau sự kiện Trân Châu Cảng, chính phủ Hoa Kỳ đã tập hợp quanh mình một lực lợng to lớn trong việc chuẩn bị cho màn trả thù Nhật Bản. Ngày 1/1/1942, Washington tuyên bố 26 nớc liên minh, đợc gọi là 26 nớc đồng minh cùng sát cánh ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh chống “kẻ huỷ diệt”. Sự hình thành khối đồng minh của các nớc này có một tiếng vang to lớn, lần đầu tiên những nớc có chế độ khác nhau đã liên minh với nhau bên cạnh Hoa Kỳ, việc thực nghiệm này đã thành công hoàn toàn. Nó là điều kiện quan trọng để chiến thắng phát xít.
Bên cạnh đồng minh châu Âu, Hoa Kỳ đã bất ngờ thu nhận đợc sự chia sẻ và giúp đỡ rất quan trọng của các nớc mà bấy lâu bằng đủ mọi cách Hoa Kỳ đã biến họ thành “sân sau” của mình, đó chính là các quốc gia khu vực Mỹ La tinh đang phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Ngày 1-1-1942, đại biểu của tất cả các quốc gia Trung Mỹ, vùng biển Caribean đều tuyên bố chống lại phe Trục và cùng ký vào Tuyên bố Liên hợp quốc. Sau đó, Mexico, Colombia và Venezuela cắt đứt quan hệ ngoại giao với phe Trục. Các nớc cộng hòa khác gửi các thông điệp chia sẻ tổn thất với nớc Hoa Kỳ. Cuối tháng 1-1942, tại Hội nghị Rio De
Janeiro (Brazil), các Bộ trởng Ngoại giao của 21 nớc châu Mỹ (bao gồm cả Hoa Kỳ) quyết tâm cắt đứt quan hệ với các nớc khối Trục (trong thực tế Chile không làm nh vậy cho đến năm 1943 và Argentina chờ đến tháng 3-1945 khi số phận khối Trục đã rõ ràng). Đổi lại, phần lớn các nớc châu Mỹ (trừ Argentina và Panama) nhận đợc sự hỗ trợ từ Đạo luật vay - mợn của Hoa Kỳ. Brazil, Cuba, Ecuador và Panama đồng ýcho Hoa Kỳ đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ quốc gia họ. Trên thực tế, ngoại trừ việc cung cấp nguyên liệu thô với giá u đãi, đóng góp trực tiếp của những nớc này cho những nỗ lực chiến tranh chống lại khối Trục là không lớn. Nhng, sự đảm bảo cần thiết từ phần lớn các quốc gia láng giềng về việc các thế lực Phát xít thù địch với Hoa Kỳ sẽ không có cơ hội xâm nhập vùng "sân sau" đó rõ ràng là một lợi thế không hề nhỏ đối với Hoa Kỳ trong việc triển khai các hoạt động ngoài Tây bán cầu.
Nh vậy, đổi lại những tổn thất to lớn mà Hoa Kỳ đã gánh chịu từ cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản, giờ đây, quốc gia đến từ Tây bán cầu này đã tham gia cuộc chiến tranh giành thuộc địa một cách hiển nhiên với sự liên minh của đa số các quốc gia đến từ châu Âu và các quốc gia vốn coi Hoa Kỳ là kẻ thù đến từ khu vực Mỹ La Tinh. Không thể đa lên bàn để cân, song ngời ta cũng dễ dàng nhận ra, đối với Hoa Kỳ, giữa cái đợc và cái mất sau vụ việc Trân Châu Cảng, cái nào nặng cân hơn cái nào.