Hoa Kỳ phản công trên các chiến trờng

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 63 - 66)

Sau cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng, đế quốc Nhật Bản bớc vào “một thời chiến thắng”. Đến tháng 5-1942, đế quốc mặt trời mọc đã chiếm đợc 3 triệu 80 vạn km2 với dân số là 150 triệu (nếu tính cả Trung Quốc thì con số đó lên đến 7 triệu km2 và 500 triệu dân). Nhng khi sự vinh quang của Nhật Bản đạt đến đỉnh cao cũng là lúc chuẩn bị cho sự đi xuống. Cuối cùng, sau bao nhiêu nhân nhợng mà Hoa Kỳ dành cho Nhật Bản cũng trở thành công cốc, Hoa Kỳ bắt đầu ra tay một cách thẳng thừng để trừng trị nghiêm khắc kẻ bấy lâu nay đã quá tự tin và ngang nhiên vợt qua mũi họ. Nhật Bản bắt đầu hứng chịu màn phản công trả thù của Hoa Kỳ.

Tháng 5-1942, tại vùng biển San Hô - nằm giữa Ôtxtrâylia và quần đảo Xalômông diễn ra trận đánh tơng đối lớn giữa hải quân Nhật Bản và hải quân Hoa Kỳ, thiệt hại hai bên tơng đơng nhau nhng hải quân Nhật Bản buộc phải rút khỏi vùng này, mùi thất bại đang đến với Nhật. Từ tháng 5-1942, gió bắt đầu xoay chiều.

Và mùi vị thất bại ấy ngày càng trở nên đậm đà hơn trớc những đòn phản công trời giáng của Hoa Kỳ.

Tại trận hải chiến Midway - nằm giữa con đờng hàng hải xuyên Thái Bình Dơng từ bờ biển phía tây Hoa Kỳ sang phía Đông châu á. Đây là vị trí chiến lợc quan trọng, bởi ai làm chủ đợc Midway có thể kiểm soát sự đi lại

của tàu bè từ Tây bộ sang Đông bộ Thái Bình Dơng và ngợc lại. Kế hoạch chiếm trọn Midway đã đợc Nhật Bản chuẩn bị hết sức kỹ càng: 8 tàu sân bay, 11 thiết giáp hạm, 23 tuần dơng hạm, 65 khu trục hạm, 21 tàu ngầm và khoảng hơn 90 tàu khác để phục vụ cho các chiến hạm trên, tổng số máy bay tham dự chiến dịch khoảng 4000 chiếc, đây chính là đợt ra quân lớn nhất trong lịch sử hải quân Nhật Bản nhằm cố dành một chiến thắng mang tính quyết định cho cả cuộc chiến tranh. Kế hoạch vạch ra của Nhật Bản là sẽ tấn công vào đêm 6-6-1942, một đêm cuối cùng có trăng vì điều đó rất cần cho sự đổ bộ của Nhật Bản. Nhng tham vọng của Nhật Bản đã đổ vỡ hoàn toàn, chính Hoa Kỳ đã làm cho mọi mục tiêu, giấc mộng Midway của Nhật Bản tiêu tan. Tại trận hải chiến Midway, Hải quân Hoàng gia Nhật Bản - niềm tự hào của Nhật Bản không chỉ mất đi một quả đấm thép mà ngợc lại bị Hoa Kỳ đấm cho một quả đấm trời giáng. Hoa Kỳ đã bảo vệ đợc “con đê” của họ, giữ đợc quyền kiểm soát Thái Bình Dơng và từ nay quyết không lùi bớc nữa.

Tại trận chiến giành quần đảo Xalômông - Guadalcannal vào mùa thu 1942, đó là cái bẫy mà Nhật Bản muốn Hoa Kỳ sa vào bởi vì rằng: bên cạnh cuộc chiến đấu của lục quân thì Nhật Bản còn muốn sử dụng Guadalcannal nh một miếng mồi nhử hải quân Hoa Kỳ đến để tiêu diệt, và Hoa Kỳ chấp nhận giao chiến. Kết quả của trận chiến đợc tóm gọn nh sau: “về mọi mặt, với thảm bại Guadalcannal, gió đã xoay chiều. Sự thuận lợi không còn ở phía Nhật Bản nữa, Hoa Kỳ bắt đầu phản công và dành thắng lợi” [21, 200].

Hoa Kỳ đã bắt đầu phản công và phản công dồn dập.

Sau chiến thắng Guadalcannal, quân Hoa Kỳ tiến từ đảo này sang đảo khác trong quần đảo Xalômông và quần đảo Malin, mở đờng tiến tới trung tâm Thái Bình Dơng. Trong năm 1944, quân Hoa Kỳ đã chiếm đợc một số cứ điểm trên các quần đảo Macsan, Marian... Từ ngày 15-6 đến ngày 15-7-1944, quân Hoa Kỳ đã mở trận đánh kéo dài và ác liệt nhằm chiếm đảo Xaipam (thuộc quần đảo Marian) cách nớc Nhật Bản khoảng 2000 km, tại trận này, hải quân Nhật Bản thiệt hại nặng: 848 máy bay, 30 tàu chiến - quân đội Hoa Kỳ dành đợc đảo Xaipan và mở đờng tiến tới quần đảo Philíppin.

Chiến dịch Philíppin diễn ra vào tháng 9 năm 1944 đợc coi là trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Với Nhật Bản, “Sự vinh quang hay suy tàn của Đại Nhật Bản tuỳ thuộc vào trận chiến này. Mỗi ngời Nhật Bản phải cống hiến hết mình và chuẩn bị kỹ càng cho trận đánh quyết

định” [20, 312]. Kết quả là một tấm thảm kịch dành cho Nhật Bản: Hoa Kỳ tiêu diệt hết 92% số máy bay Nhật, chiếm 3 tàu sân bay, tổng cộng 472 máy bay và thuỷ phi cơ của Nhật Bản bị tiêu diệt. Đây là một đòn chí tử bồi thêm cho hải quân Nhật Bản, làm tiêu tan mọi ảo vọng về một trận chiến quyết định và làm cho quân Nhật Bản phòng thủ ở Saipan hết hy vọng đợc hải quân yểm trợ. Chính vì vậy, Hoa Kỳ quyết định mở cuộc tấn công mới để dành thắng lợi cuối cùng ở Saipan. Nhng với cuộc tấn công này, Hoa Kỳ đã phải đối đầu với một tinh thần chiến đấu ngoan cờng của quân đội và nhân dân Nhật Bản luôn mang trong mình một tinh thần “võ sĩ đạo” cao độ. Trải qua những khó khăn do quân đội Nhật Bản gây ra, cuối cùng thì Bộ t lệnh hải quân Hoa Kỳ cũng nhận đợc điện báo là Saipan - “cứ điểm cuối cùng” của Nhật Bản hoàn toàn nằm trong tay ngời Hoa Kỳ. Nhng cái giá mà Hoa Kỳ phải trả cho chiến thắng này là quá cao: 14111 ngời chết, mất tích và bị thơng nặng. Quân đội Nhật Bản hơn 3000 ngời chết hoặc tự sát, trong số gần 30000 ngời Nhật Bản sống trên đó thì gần 22000 ngời tự sát tập thể.

Sau chến thắng Saipan, Hoa Kỳ chiếm luôn cả đảo Guam và Tinian trong vòng cha đầy hai tuần lễ, và tính toán của Hoa Kỳ là sẽ sử dụng Saipan, Guam và Tinian làm căn cứ của tập đoàn không quân thứ 20 gồm toàn pháo đài bay hiện đại B29 của Hoa Kỳ sẽ đi ném bom vào Nhật Bản.

Nh vậy, với Nhật Bản, thất bại nối tiếp thất bại. Với Hoa Kỳ, chiến công nối tiếp chiến công.

Trận đánh cuối cùng của Hoa Kỳ trên chiến trờng Thái Bình Dơng mang tính chất quyết định đối với quân đội Nhật Bản là đánh chiếm đảo Okinaoa (thuộc quần đảo Kiuxiu), Hòn đảo cực Nam của Nhật. Từ sau thất bại Philippin, quân Nhật Bản đã kiệt quệ và không thể khôi phục đợc nữa. Và trận đánh tại Okinaoa bắt đầu từ ngày 25-3-1945 sẽ là trận đánh cuối cùng, “câu chuyện của kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại trong trận đụng độ không - hải quân của cuộc chiến tranh Thái Bình Dơng thật là đơn giản, nhng đã gây sửng sốt cho các nhà thống kê với việc siêu thiết giáp hạm Yamoto bị đánh chìm, hải quân Hoàng Gia Nhật Bản cũng chìm theo và nớc Nhật Bản cũng đang bớc vào giai đoạn hoàng hôn của cuộc chiến tranh” [21, 280].

Tính từ ngày 7-12-1941 cho đến khi kết thúc chiến tranh, hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chủ yếu diễn ra ngoài biển khơi với mục đích quân sự là đánh chiếm các căn cứ quân sự để làm bá chủ Thái Bình Dơng. Trong lúc đó,

quân Hoa Kỳ luôn né tránh tác chiến với quân Nhật tại các chiến trờng chính diện trên lục địa châu á và trên lãnh thổ Nhật Bản.

Nh vậy, nếu nh ở châu Âu chiến tranh diễn ra ác liệt trên lục địa thì ở châu á - Thái Bình Dơng lại diễn ra cuộc đụng độ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trên mặt biển. Đây là cuộc đọ sức so tài, một cuộc chạy đua về phơng diện vũ khí và mang tính đế quốc rõ ràng. Tại đây, mất mát, hy sinh về tiền của và sinh mạng không nhỏ, lòng biển Thái Bình Dơng đã chôn vùi không biết cơ man nào là tàu chiến, máy bay và sinh mạng con ngời. Đó là cuộc chảy máu con tim, kỹ nghệ và nền sản xuất của hai bên. Khó mà bù đắp đợc những mất mát ấy, nhất là Nhật Bản.

Cho đến đầu năm 1945, Hoa Kỳ đã đánh bại Nhật Bản trên mặt biển, sức mạnh hải quân của Nhật Bản - niềm tự hào của quân đội Nhật Bản bị tiêu diệt. Tuy nhiên, đau thơng và tang tóc do ngời dân vô tội phải gánh chịu còn kinh khủng hơn nhiều khi mà mục tiêu hớng tới tiếp theo của Hoa Kỳ sau chiến tranh trên mặt biển chính là tấn công trực diện vào nớc Nhật.

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 63 - 66)