Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng Chiến tranh châu á Thái Bình Dơng bùng nổ

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 48 - 51)

Bình Dơng bùng nổ

Sau một loạt các hành động quân sự bất lợi trên đại lục Trung Hoa kể từ năm 1937, Nhật Bản dờng nh đã rơi vào bãi lầy của một cuộc chiến tranh. Thế nhng giới quân phiệt nớc này đã không tìm đến giải pháp có lợi nhằm rút ra khỏi cuộc chiến tranh nh đã từng làm trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mà ngợc lại đã điên cuồng đẩy nó lên mức tàn khốc hơn với tham vọng làm chủ châu á và thế giới. Nớc cờ đã định sẵn, chỉ còn việc thi hành, cuộc tấn công bất ngờ và mãnh liệt của quân đội Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào lúc 3 giờ 20 phút sáng ngày 8-12-1941 giờ Nhật Bản, tức 7 giờ 50 phút sáng ngày 7-12-1941 giờ địa phơng đợc coi là thời điểm mở đầu cho cuộc Chiến tranh Thái Bình Dơng mà ngời Nhật gọi là Daitoa Senso (Đại Đông á chiến tranh).

Trân Châu Cảng là căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dơng Hoa Kỳ (kể từ năm 1940) đợc dựng trên một bờ vịnh ăn sâu vào đất liền của đảo rồi chia thành nhiều vùng biển và luồng lạch kín đáo, lại có một cù lao ở giữa vịnh đợc gọi là “Đảo Ford” nh một cầu thiên nhiên. Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lý tởng để bảo vệ hạm đội chống lại sự tấn công từ bên ngoài. Việc bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lới thép đặc biệt chống ng lôi và tàu ngầm. Ngoài Trân Châu Cảng ra, hạm đội còn có một loạt căn cứ khác trên đảo Mani, một đảo nằm khoảng giữa Oahu và Hawaii.

Hạm đội Thái Bình Dơng của Hoa Kỳ thực sự là một hạm đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ với khoảng 170 hạm tàu các loại mà lực lợng chủ yếu là bốn tàu sân bay, mời một thiết giáp hạm và hàng chục tuần dơng hạm. Toàn bộ lực lợng đồ sộ ấy đặt dới quyền chỉ huy của đô đốc Husband Knimel, t lệnh hạm đội. Bảo vệ hạm đội và toàn bộ quần đảo Hawaii có gần 43.000 binh lính và sĩ quan, trong đó có 35.000 đóng tại Oahu. Vào ngày 7-12-1941 trên đảo có tất cả 233 máy bay quân sự lục quân, trong đó có 150 chiến đấu cơ, 35 pháo đài bay hiện đại B17, còn lại là các máy bay ném bom khác.

Trong một báo cáo trình tổng thống Roosevelt ngày 24-4-1941, Bộ tr- ởng Quốc phòng Henry Stimsơn và Tổng tham mu trởng lục quân George

Macshall nhất trí khẳng định rằng: “Nhờ sự phòng thủ vững chắc của mình, nhờ những lực lợng đồn trú, nhờ những đặc điểm thiên nhiên, đảo Oahu có thể coi là pháo đài mạnh nhất thế giới”.

Căn cứ hải quân Trân Châu Cảng đợc nhìn nhận bởi hai phía Nhật Bản và Hoa Kỳ nh là một mục tiêu tiềm năng cho không lực tàu sân bay đối địch, hải quân hoa Kỳ thậm chí đã nghiên cứu vấn đề đó trong một chơng trình về chiến tranh quốc tế: “Những vấn đề về hạm đội hải quân”. Đối với Nhật Bản, Trân châu cảng có một ý nghĩa đặc biệt, bởi khoảng cách từ Nhật Bản đến đây cũng không xa và nó là “thiên đờng” cho các tàu sân bay của Nhật Bản. Sự thật là hải quân Nhật Bản đã yêu cầu bắt buộc đối với các tàu sân bay của mình trong chiến tranh về việc phải có Trân châu cảng. Một điều chắc chắn là nguồn tin cảnh báo đã cung cấp thuyết phục các sỹ quan cao cấp của Hoa Kỳ rằng kế hoạch tấn công Trân Châu cảng chắc chắn đợc thực thi.

Chính vào cuối tháng 1-1941, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản đã báo cáo về Washington rằng “trong trờng hợp có xung đột Hoa Kỳ - Nhật Bản thì Nhật Bản sẽ tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng bằng tất cả lực lợng và phơng tiện của mình” [21, 49]. Nhng tình báo hải quân Hoa Kỳ đã bác bỏ thông tin trên và phân tích “ Căn cứ vào cách bố trí và sử dụng lục quân và hải quân của Nhật hiện tại, có thể thấy rằng không có bất cứ một hành động nào của Nhật Bản nhằm đánh vào Trân Châu Cảng trong tơng lai gần nhất mà nói chung không có kế hoạch đó trong tơng lai” [21, 49]. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ khẳng định thêm rằng: Nhật sẽ không dám tấn công Hoa Kỳ chừng nào Hoa Kỳ cha chủ động tấn công Nhật Bản.

Nhng nhờ sự chuẩn bị kỹ càng và quyết tâm cao độ, với một tinh thần đợc đặt ra là “chiến dịch cần phải đợc tiến hành chớp nhoáng nh một con quỷ bay qua và kết thúc nh một cơn gió thoảng”, ngời Nhật đã làm đợc điều đó.

Cuộc tấn công bắt đầu khi toàn bộ thuỷ binh Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng ăn mặc lễ phục tơm tất để chuẩn bị làm lễ chào cờ vào ngày chủ nhật theo quy định. Đó là cuộc tấn công mà yếu tố bất ngờ và tốc độ đợc sử dụng thành công một cách tối đa. Bất ngờ đến nỗi nó không hề xuất hiện mảy may trong suy nghĩ những thuỷ binh đang có mặt ở Trân Châu Cảng, rằng đó là cuộc tấn công bằng không quân của Nhật Bản khi mà toàn hải cảng bỗng tràn ngập tiếng động cơ và từ các hớng khác nhau nhiều tốp máy bay lạ kéo đến. Trên chiếc Califocnia, viên thuỷ thủ trởng thích thú giải thích cho các tân binh đang hếch

mũi lên trời ngạc nhiên và lạ lẫm rằng: “Đây là các quý khách của hàng không mẫu hạm Nga đến thăm chúng ta. Hãy xem: trên máy bay rõ ràng có hình tròn đỏ” [21, 55], để rồi ngay lập tức sau đó là các cuộc ném bom dữ dội.

Cuộc tấn công chia làm hai đợt, đợt một bắt đầu từ 6 giờ 20 phút: 40 chiến đấu Zêroo đi trớc, tiếp theo là 49 báy bay ném bom hàng loạt Miusubisi, 51 máy bay ném bom bổ nhào loại Achi 99 và cuối cùng là 40 máy bay bao phòng ng lôi kiểu Nazaki M997, tổng cộng 183 chiếc. Đợt hai bắt đầu vào lúc 7 giờ 45 phút với 36 chiếc chiến đấu cơ, 54 máy bay ném bom độ cao, 78 máy bay ném bom bổ nhào, tổng cộng là 168 chiếc.

Khi cuộc tấn công kết thúc vào 10 giờ sáng, hạm đội Hoa Kỳ chìm trong khói lửa. Hậu quả từ cuộc tấn công bất ngờ mà Nhật Bản dành cho Hoa Kỳ là một con số không hề nhỏ: 19 tàu (trong đó có 6 tàu chiến đấu) bị đánh chìm hoặc bị phá hủy; khoảng 150 máy bay và nhiều kho quân sự ven bờ biển bị phá hủy; 2403 lính thủy và dân thờng thiệt mạng, 1178 ngời bị thơng. Trong lúc đó thiệt hại của Nhật Bản chỉ là những con số hết sức khiêm tốn: 29 máy bay, 5 tàu lặn siêu nhỏ, 1 tàu ngầm và 54 ngời chết.

Trên đà thắng lợi, các binh lính Nhật Bản thậm chí yêu cầu đợc tiếp tục tấn công lần thứ ba nhng điều đó đã không đợc chấp nhận, và đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn của giới lãnh đạo Nhật Bản khi mà yếu tố bất ngờ - yếu tố quyết định đến thắng lợi đã không còn nữa. Sau những giây phút ngỡ ngàng, Trân Châu Cảng với những gì còn sót lại sẵn sàng tiếp đón quân Nhật với lòng căm hận và quyết tâm hạ gục kẻ thù cao nhất

Tối 7-12, các máy bay và tàu chiến khác của Nhật Bản tiếp tục tấn công căn cứ của Hoa Kỳ ở Philippines, Guam, đảo Wake. Sáng 8-12, Nhật Bản tấn công đảo Midway. Quyền kiểm soát Thái Bình Dơng chuyển sang tay Nhật. Thế cân bằng chiến lợc trên thế giới cơ bản đã thay đổi. 4 tiếng 15 phút sau, Washington mới nhận đợc công hàm của Nhật Bản bác bỏ đề nghị 10 điểm do Hoa Kỳ đề xuất.

Bởi nhiều lí do khác nhau, Hoa Kỳ đã khá kiên trì theo đuổi mục tiêu không chiến tranh với Nhật Bản. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp và căng thẳng trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng nh những diễn biến mau lẹ của tình hình thế giới, Hoa Kỳ đã không sai khi xác định rằng “ngời Nhật sẽ phạm sai lầm”. Nhng việc Nhật Bản bất ngờ tấn công vào Trân Châu Cảng lại là điều nằm ngoài dự tính. Việc Nhật Bản tấn công vào niềm tự

hào của hải quân Hoa Kỳ quả là một sự táo bạo, Nhật Bản đã bắt đầu cuộc chiến và giờ đây họ phải hoàn thành những thủ tục để tuyên chiến theo công - ớc quốc tế.

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 48 - 51)