Từ Hội nghị Têhêran và Hội nghị Ianta đến Hội nghị Posdam

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 69 - 73)

Ngày thất bại của ba nớc Trục Đức, Italia, Nhật Bản đã không còn xa, những ngời đứng đầu các nớc Đồng minh đã hớng sự quan tâm về thế giới sau chiến tranh. Bắt đầu từ năm 1943, những ngời đứng đầu các nớc Đồng minh gặp gỡ lẫn nhau ngày càng nhiều lên.

Hội nghị Têhêran đợc coi là 1 trong những điểm hẹn quan trọng trong lộ trình đi đến những thoả thuận quan trọng về kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới đang diễn ra đẫm máu trên các chiến trờng. Sau nhiều cuộc hội đàm riêng rẽ và các cuộc thảo luận về vị trí sẽ tiến hành hội nghị, cuối cùng Roosevelt và Churchill đã chấp nhận địa điểm Têhêran theo sự lựa chọn của Stalin để tiến hành “Hội nghị ba ngời đứng đầu”. Hội nghị bắt đầu lúc 4 giờ

chiều ngày 28-11-1943, kéo dài ba giờ rỡi, do Roosevelt chủ trì. Phòng họp lớn của hội nghị tràn đầy không khí phấn khởi, hoà bình, thế nhng chiến tranh vẫn đang diễn ra một cách tàn khốc trên các chiến trờng Xô - Đức, Bắc Phi, Thái Bình Dơng và binh lính của các nớc vẫn đang đổ máu cho cuộc chiến tranh tần khốc này. Cũng quan trọng không kém việc dành thắng lợi trên chiến trờng, cuộc chiến trên bàn hội nghị giữa những nguyên thủ quốc gia là hết sức căng thẳng.

Mỗi ngời cầm đầu đều có kế hoạch tốt đẹp của mình và ra sức bảo vệ cho kế hoạch đó. Là nhà chính trị có tầm mắt chiến lợc nhìn thấy một cách minh tri tình hình thời thế, Roosevelt hiểu rằng bất kỳ một quốc gia nào cũng đều không đủ sức làm chúa tể thế giới cho nên đã tích cực sử dụng chính sách hợp tác nớc lớn cùng chia sẻ quyền thống trị. Mục đích của Churchill chỉ là hết sức giữ chắc đợc lợi ích cần phải đợc của nớc Anh trên bàn hội nghị, và là ngời kiên định chống chủ nghĩa cộng sản, trong khi đang cùng Liên Xô chống Đức, Churchill vẫn không hề quên: “Trong 25 năm gần đây, không có ngời nào nhất quán phản đối chủ nghĩa cộng sản hơn tôi. Phàm là những lời tôi đã nói về chủ nghĩa cộng sản, tôi quyết không thu hồi” [15, 193]. Đối với Stalin, việc các nớc phơng Tây luôn thù hằn và đối xử lạnh nhạt khiến ông cũng chẳng có gì phải nể nả và nhún nhờng, thế nên tại hội nghị này, ông yêu cầu các nớc Đồng minh nhanh chóng mở mặt trận thứ hai để giảm sức ép cho quân đội Liên Xô, đồng thời mở ra môi trờng chính trị quốc tế tốt đẹp cho Liên Xô, chuẩn bị phát huy tác dụng lớn hơn nữa sau chiến tranh.

Sau khi thảo luận rất nhiều về vấn đề tiêu diệt phát xít Đức và kế hoạch “Bá vơng”, vấn đề Nhật Bản đợc đa ra thảo luận. Cả Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt và Thủ tớng Anh Churchill đều thống nhất với ý kiến của Stalin: “Một khi nớc Đức, cuối cùng đã bị tiêu diệt, thì chúng tôi sẽ có khả năng điều bộ đội tăng viện tất yếu đến Seberi, sau đó chúng ta sẽ có thể cùng liên hiệp đánh bại Nhật Bản” [15, 204].

Nh vậy, cha thật chi tiết nhng kế hoạch tiêu diệt Nhật Bản đã đợc Hoa Kỳ và các nớc trong hội nghị Têhêran thống thất về biện pháp cơ bản.

Bớc sang năm 1944, Hoa Kỳ sôi động với cuộc bầu cử tổng thống, Roosevelt lập chí phải trở thành vị tổng thống giữ chức bốn khoá liền đầu tiên trong lịch sử nớc Hoa Kỳ, ông không muốn chú ýcái này mà bỏ mất cái kia. Tuy nhiên, ông không thể chịu đợc cái kiểu mà Churchill càng ngày càng tỏ ra

thân thiện hơn với Stalin, vậy là ông bắt đầu thúc dục mở hội nghị ba nguyên thủ, và ngay sau khi đề nghị này đợc chấp nhận, Hội nghị Ianta nhanh chóng tiến hành ngay đầu năm 1945.

Tháng 2-1945, trên bán đảo Crm, hội nghị Ianta đợc tiến hành. Tại hội nghị này, vấn đề tiêu diệt Nhật Bản trở thành nội dung quan trọng, khác với hội nghị Têhêran, những việc cần phải bàn bạc và quyết định ở hội nghị Ianta nhiều hơn và càng cụ thể hơn. Lúc này, chiến tranh vẫn đang diễn ra, cục diện thất bại của phát xít tuy đã định, nhng muốn đánh đổ nó còn phải trả giá rất lớn, nhất là chiến tranh ở Thái Bình Dơng. Chính vì vậy, khi rời Washington bay đi Liên Xô để dự hội nghị thợng đỉnh Ianta, Roosevelt không thể không lu ý đến lời Đại tớng Mácsan: Việc tiêu diệt đạo quân 700000 ngời ở Mãn Châu sẽ làm tổn thất hàng trăm ngàn sinh mạng binh sĩ Hoa Kỳ nếu không có sự tham gia của Liên Xô [21; 378]. Bởi vậy, Roosevelt đã không ngần ngại khi yêu cầu Liên Xô tham gia vào mặt trận Viễn Đông nh một cứu cánh của Hoa Kỳ. Trớc yêu cầu của Roosevelt, Liên Xô cam kết sẽ tham chiến đánh Nhật Bản sau hai, ba tháng kể từ khi Đức đầu hàng, với điều kiện Liên Xô thu hồi những đất đai và quyền lợi mà nớc Nga bị mất trong chiến tranh Nga - Nhật năm 1905. Cụ thể là thu hồi miền Nam đảo Sakhalin, chiếm giữ quần đảo Kurile, quốc tế hoá thơng cảng Đại Liên, đảm bảo những quyền lợi u tiên của Liên Xô ở cảng này, khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân, sử dụng đờng sắt Hoa Đông và đờng sắt Nam Mãn Châu tới cảng Đại Liên, đồng thời chấp nhận việc những ngời cộng sản Ba Lan nắm chính phủ lâm thời Lublin (Ba Lan).

Việc đồng ý với những điều kiện trên đã khiến Roosevelt sau này bị nhiều ngời chỉ trích, nhng căn cứ vào những điều kiện thực tế, có thể thấy đây là sự cân nhắc lợi ích quốc gia xuất phát từ thế và lực hiện thời của Hoa Kỳ cũng nh tơng quan lực lợng trên các chiến trờng. Hơn nữa, một sự kiện khác xảy ra trớc đó vài tháng cho thấy bên cạnh những toan tính liên quan đến việc đánh bại Nhật Bản, Hoa Kỳ còn có mối bận tâm khác cũng quan trọng không kém là vấn đề thành lập Liên hợp quốc. Tại Hội nghị Dumbarton Oaks ở Hoa Kỳ trong tháng 9 và tháng 10 năm 1941, Hoa Kỳ đã nhận đợc sự đồng tình của Stalin với kế hoạch Dumbarton Oaks và trụ sở Liên hợp quốc sẽ đặt tại New York. Vì vậy, bên cạnh các lý do đã đề cập ở trên, trong một chừng mực

nhất định, có thể hiểu những “nhợng bộ” của Hoa Kỳ là “giá” mà Hoa Kỳ phải trả để đổi lại những gì họ đã nhận đợc tại hội nghị nêu trên.

Hội nghị Potsdam giữa nguyên thủ các nớc Đồng minh Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh chiến tranh ở châu âu đã chấm dứt, chiến tranh ở châu á - Thái Bình Dơng đang đi vào hồi kết. Tình hình thúc bách Hội nghị Potsdam cần đợc tiến hành sớm để cụ thể hóa việc giải quyết vấn đề Đức, vấn đề chiến tranh chống Nhật, vấn đề kí hoà ớc với các nớc bại trận nhằm bổ sung và hoàn chỉnh những nghị quyết của hội nghị Ialta về những vấn đề chủ chốt của thế giới sau chiến tranh. Nhng Tổng thống Truman lại muốn trì hoãn cuộc họp. Chắc hẳn nguyên nhân của sự trì hoẵn đó là đang chờ kết quả thử bom nguyên tử để gây áp lực với Liên Xô trên bàn đàm phán. Vì chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ thử thành công bom nguyên tử (ngày 16-7), Hội nghị Potsdam đợc tiến hành với biệt hiệu “Điểm cuối cùng” và hội nghị vừa kết thúc 12 ngày thì Nhật Bản đầu hàng, điều này làm cho hội nghị trở thành một hội nghị nghiên cứu kiểu những ngời đọc sách. Tại hội nghị, tâm tình của Truman rất phức tạp bởi tính mâu thuẫn gay gắt giữa việc bảo vệ xơng máu con em mình trong trận chiến cuối cùng với việc tranh giành vị trí của Hoa Kỳ sau chiến tranh. Ngày 22-7, khi hội nghị đang diễn ra khá căng thẳng, Truman nhận đợc báo cáo bom nguyên tử đã sẵn sàng chuyển đến mặt trận Thái Bình Dơng. Hai ngày sau, Truman ra quyết định sử dụng bom nguyên tử chống lại Nhật Bản. Cùng ngày hôm đó, Truman vờ nh ngẫu nhiên thông báo với Stalin rằng Hoa Kỳ đã chế tạo thành công “một loại vũ khí mới với sức công phá lớn cha từng có”. Tuy nhiên, Stalin đã chọn cách phản ứng nh không có chuyện gì xảy ra. Đây là chiến thuật Stalin sử dụng liên quan tới vấn đề vũ khí hạt nhân cho tới tận khi Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Trớc mắt, thế lực phát xít đã mất, nớc Đức đã đầu hàng vô điều kiện, hơn nữa Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử, không cần dùng điều kiện chính trị với cái giá cực lớn nh đã từng làm để mời Liên Xô tham chiến cũng có thể đánh bại Nhật Bản. Tuy nhiên với những gì đã quyết định từ các hội nghị trớc, Truman hiểu rõ ông ta không đủ sức ngăn ngừa Liên Xô tác chiến với Nhật Bản, vì vậy khi bàn đến vấn đề này, nói chung ông ta đều im lặng không tỏ thái độ gì. Ngày 26-7, ba nớc Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã thông qua và gửi cho Nhật

Tuyên cáo Potsdam với những tuyên bố cơ bản sau: “Nhật Bản phải đa ra quyết định, hoặc là tiếp tục khăng khăng làm theo ý mình khiến đế quốc Nhật

Bản Bản đã rơi vào sự thống trị của quân nhân hoàn toàn bị tiêu diệt, hoặc là đi vào con đờng lý trí? Điều kện của tuyên ngôn Cairoophair đợc thực thi, quyền cai trị của Nhật Bản sẽ giới hạn ở trong các đảo Hônsu, Hôckaiđô, Kiusiu, Sicôku và một số đảo nhỏ khác do chúng tôi quyết định. Chúng tôi thông báo, chính phủ Nhật Bản phải lập tức tuyên bố lực lợng vũ trang đầu hàng vô điều kiện và thành thật thực hành điều đó, và có sự bảo đảm thích đáng cũng nh đầy đủ. Ngoài con đờng này ra, Nhật Bản sẽ nhanh chóng hoàn toàn bị tiêu diệt” [21, 258]. Tuyên cáo Potsdam cũng không quên đa ra một lời cảnh cáo đanh thép rằng nớc này sẽ gánh chịu “sự phá hoại thảm khốc và ngay lập tức” trừ khi nớc này đồng ý đầu hàng vô điều kiện. Tuyên cáo cũng không quên đa ra một lời hứa hẹn mang tính dụ dỗ và thuyết phục cao: Đồng minh sẽ giúp thiết lập một chính phủ có trách nhiệm và có khuynh hớng hòa bình phù hợp với ớc muốn tự do của ngời Nhật

Về phía Nhật Bản, mặc dù đã lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, nhng với tổng số quân hiện còn khoảng 5 triệu ngời và tinh thần quyết chiến của quân đội, đặc biệt là các phi công cảm tử lái các máy bay Kamikaze sẵn sàng lao thẳng máy bay chứa đầy bom vào tàu chiến Hoa Kỳ, Thủ tớng Suzuki đã phát biểu công khai rằng chỉ xem xét Tuyên cáo Potsdam với thái độ “khinh miệt lặng thầm”. Điều đó ám chỉ Nhật Bản cơng quyết tiếp tục chiến tranh cho đến khi toàn thắng.

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w