Với u thế độc quyền về bom nguyên tử, giới cầm quyền Hoa Kỳ hy vọng có thể ngăn chặn Liên Xô mở rộng phạm vi ảnh hởng của mình tại châu Âu, thậm chí giảm bớt phạm vi ảnh hởng ở Đông Âu. Thời điểm Hoa Kỳ chọn để ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki còn cho thấy Hoa Kỳ cũng đồng thời hớng tới mục tiêu hạn chế sự tham chiến của Liên Xô ở nớc này, qua đó làm giảm vai trò của Liên Xô trong quá trình đa ra các quyết định liên quan đến số phận của nớc Nhật sau chiến tranh nói riêng và các vấn đề khác ở Viễn Đông nói chung.
Nhìn vào mối quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngời ta có thể dễ dàng nhận thấy phía sau những cuộc chiến đẫm máu là những mu toan chính trị và tham vọng quyền lực của các nhà cầm quyền. Nếu nh ở hội nghị Ianta, Hoa Kỳ chịu hy sinh những quyền lợi lớn để dổi lấy việc Liên Xô tham chiến tiêu diệt phát xít Nhật thì tại hội nghị Posdam, vấn đề đau đầu nhất của Truman là làm thế nào để ngăn chặn Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản. Trong khi đang dự hội nghị Postdam, một thông tin cực kỳ quan trọng đã đến với Truman, nó sẽ ảnh hởng đến không chỉ kết quả hội nghị mà còn ảnh hởng đến sự phát triển của cục diện thế giới sau chiến tranh, đó
chính là việc Hoa Kỳ đã thí nghiệm thành công bom nguyên tử. Sau khi nhận đợc báo cáo về kì tích bom nguyên tử, tinh thần Truman cực kì phấn chấn, ông ta đắc ý cho rằng, bom nguyên tử không những có thể xoay chuyển triệt để toàn cục mà còn có thể xoay chuyển phơng hớng lịch sử và văn minh [17, 263]. Truman càng tin rằng ở vùng Viễn Đông sẽ không cần sự tham gia của Liên Xô cũng có thể đánh bại đợc ngời Nhật. Từ chỗ ra sức nhân nhợng, thân thiện thậm chí nhún nhờng để đổi lấy việc Liên Xô tham chiến đánh Nhật, giờ đây, thay vào đó là một thái độ cực kì lãnh đạm và lạnh nhạt. Hoa Kỳ không ngần ngại bộc lộ thái độ của mình: “Chúng tôi đang ở vị thế có thể cứng rắn và lạnh nhạt” [17, 265]. Tuy nhiên, dù có cố gắng đến mấy thì Hoa Kỳ cũng không thể thay đổi một sự thật không mong muốn là Liên Xô sẽ tham chiến ở mặt trận Viễn Đông, và nếu không có cách nào khác thì vấn đề chia sẻ công lao là tất yếu, không những thế, công lao hàng đầu sẽ thuộc về Liên Xô nếu đội quân Quan Đông bị tiêu diệt và Phát xít Nhật Bản đầu hàng hoàn toàn. Vấn đề mà Hoa Kỳ cực kì quan tâm với một tham vọng lớn đó là chi phối trật tự thế giới sau chiến tranh. Nhng sẽ làm đợc gì đây khi mà rõ ràng công lao hàng đầu trong việc đánh bại phát xít ở châu Âu đã thuộc về tay Liên Xô, và giờ đây sau bao hy sinh, mất mát thậm chí cả một Trân Châu Cảng vùi sâu dới đáy đại dơng chỉ vì đối đầu với Nhật Bản mà công lao lại vẫn thuộc về tay Liên Xô nốt. Đành rằng, Hoa Kỳ để đánh đổi cho sự hy sinh của con em mình đã thực sự cần đến Liên Xô tham chiến, chịu hy sinh ít nhiều quyền lợi chính trị để đổi lấy điều đó. Nhng đó là khi cha có đến thứ vũ khí “bá quyền” bom nguyên tử, còn tại hội nghị “Điểm cuối cùng”, hà cớ chi lại phải hy sinh cái mình có thể đạt trong tầm tay vào tay của Liên Xô. Nhng Hoa Kỳ không thể thẳng thừng đề nghị Liên Xô ngừng tham chiến cũng nh không thể làm đợc điều đó khi mà Hoa Kỳ cho rằng họ biết trong đầu những ngời đứng đầu Liên Xô muốn gì.
Biệt hiệu của hội nghị Postdam là “Điểm cuối cùng”, bây giờ hội nghị này đã thực sự trở thành điểm cuối cùng của sự hợp tác của ba nớc lớn. Stalin đã từng biểu thị trong hội nghị, hội nghị ba nguyên thủ lần tới sẽ tiến hành tại Tôkiô, nhng tất cả những cái đó cuối cùng đã trở thành ảo ảnh. Hoa Kỳ giờ đây tự tin rằng, với bom nguyên tử trong tay họ có quyền quyết định đến vận mệnh của nhân loại, thế nên cuộc hội đàm tiếp theo sẽ không cần diễn ra, nó chẳng có ý nghĩa gì vì Hoa Kỳ sẽ tự quyết định lấy. Hội nghị Postdam là
“Điểm cuối cùng” của sự hợp tác giữa các nớc lớn, và chính nó cũng đợc coi là điểm mở đầu cho chiến tranh lạnh.
Nh vậy vấn đề tiêu diệt Nhật Bản trở thành phơng tiện để các nớc tranh giành quyền lực và địa vị chính trị quốc tế của mình. Nhật Bản là tên phát xít mà cả thế giới mong muốn đánh bại nó, nhng trong cuộc chạy đua giữa các c- ờng quốc, Nhật Bản trở thành con tốt thí mạng cho các nớc lớn thực hiện tham vọng bá chủ. Những đau thơng mất mát mà ngời dân vô tội Nhật Bản gánh chịu không chỉ là hậu quả của chính phủ phát xít đã gieo tội ác khắp nơi mà đó còn là hậu quả của một cuộc chạy đua quyền lực và thị uy sức mạnh của những nớc lớn, tiêu biểu là Hoa Kỳ. Suốt nửa đầu năm 1945, Washington đã thúc dục các nhà khoa học phải chế tạo bằng đợc bom nguyên tử trớc khi khai mạc hội nghị Postdam. Giêmbiếcnơ giải thích cho các nhà vật lý rằng, bom nguyên tử không phải cần để đánh Nhật Bản mà để “khiến nớc Nga dễ bảo hơn ở châu Âu” [32, 46], còn Truman coi bom nguyên tử là “chiếc dùi cui cho các chàng Nga”. Việc sử dụng bom nguyên tử không thể biện bạch đợc về cả mặt đạo lý lẫn mặt lợi ích quân sự, nhà sử học Anh Bađinhac cho rằng: “việc đầu hàng đã trở nên tất yếu, và thực sự không còn cần phải dùng đến thứ vũ khí này, thứ vũ khí mà cho đến nay vẫn tiếp tục treo lơ lửng trên đầu thế giới” [32, 47]. Chính ngời Hoa Kỳ – mà không ai khác là đô đốc Baly cũng nghĩ rằng: thật là vô đạo đức và bất nhân khi sử dụng một trái bom khủng khiếp nh thế đối với một đất nớc cận kề sự đầu hàng. Thủ tớng Anh Churchill thì kết luận, thật sai lầm khi cho rằng số phận Nhật Bản đợc định đoạt bằng bom nguyên tử. Trong Tạp chí Văn học Hoa Kỳ số ra ngày 5/6/1946 cũng khẳng định : Việc sử dụng bom nguyên tử ở Hirôsima và Nagazaki là nhằm mục đích làm cho Nhật Bản nốc ao trớc khi ngời Nga tham chiến, hoặc ngay trớc khi ngời Nga có thể chứng minh là đã tham gia cuộc chiến này và khẳng định rằng hành động của Liên Xô là đánh vào một kẻ đã chết, việc Liên Xô đánh đội quân Quan Đông “không hơn một cuộc duyệt binh”.
Sự thật, các nớc Đồng minh hoàn toàn có thể nhanh chóng đánh bại Nhật Bản quân phiệt mà không cần đến bom nguyên tử vì đến thời điểm này, Nhật Bản đã mất đi chỗ dựa là phát xít Đức và phát xít Italia ở châu Âu, hạm đội Nhật trên Thái Bình Dơng đã gần nh bị tiêu diệt và hạm đội Hoa Kỳ có thể
hoạt động sát bờ biển Nhật Bản. Mặt khác, một triệu quân Quan Đông tinh nhuệ đã bị Hồng quân Liên Xô đánh bại trên chiến trờng Mãn Châu Lý.
Vì vậy, không nghi ngờ gì, ngoài động cơ quân sự - nhằm tránh thơng vong cho quân đội Hoa Kỳ và kết thức sớm cuộc chiến tranh với Nhật Bản, việc ném bom nguyên tử còn mang động cơ khác. Đó là đe doạ Liên Xô, đồng thời đa Nhật Bản vào phạm vi ảnh hởng và trật tự thế giới mới do Hoa Kỳ sắp đặt sau chiến tranh. Với u thế độc quyền về bom nguyên tử, giới cầm quyền Hoa Kỳ hy vọng có thể ngăn chặn Liên Xô mở rộng phạm vi ảnh hởng của mình tại châu Âu, thậm chí giảm bớt phạm vi ảnh hởng ở Đông Âu. Thời điểm Hoa Kỳ chọn để ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki còn cho thấy Hoa Kỳ cũng đồng thời hớng tới mục tiêu hạn chế sự tham chiến của Liên Xô ở nớc này, qua đó làm giảm vai trò của Liên Xô trong quá trình đa ra các quyết định liên quan đến số phận của Nhật Bản sau chiến tranh nói riêng và các vấn đề khác ở Viễn Đông nói chung. Những điều kiện mà Hoa Kỳ thay mặt Đồng minh đa ra đối với Nhật Bản ngày 11-8 đã thể hiện rõ mục đích của Hoa Kỳ (trang 95, 96). Ngày 14-8, Chính phủ Nhật Bản chấp nhận những điều kiện ấy của Đồng minh và Thiên hoàng Nhật ra lệnh đình chiến. Ngày 2-9, trên chiến hạm Missouri đậu ở Vịnh Tokyo, đại diện Chính phủ Nhật Bản và các đại diện của phe Đồng minh, trong đó có tớng Hoa Kỳ Mc.Arthur, ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
Những gì diễn ra sau khi chiến tranh kết thúc đối với Nhật Bản là bằng chứng rõ nhất cho mục đích và tham vọng của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua quyền lực.