Hoa Kỳ chuẩn bị đầy cho cuộc chiến tranh chống Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 53 - 57)

Để bớc vào cuộc chiến một cách chắc thắng nhất, việc tập hợp lực lợng là hết sức quan trong song bản thân nội lực mới là quan trọng nhất. Chính vì vậy, việc đầu tiên Hoa Kỳ tiến hành sau sự kiện Trân Châu Cảng chính là chuẩn bị ngân sách và kinh tế. Có thể nói, đây là vấn đề đợc cả Quốc hội và Tổng thống Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm và đạt tới sự nhất trí trên nhiều vấn đề. Về ngân sách, trên cơ sở đệ trình của Tổng thống, Quốc hội đã nhanh chóng thông qua các đạo luật phân bổ ngân sách quốc phòng. Từ chỗ chỉ hơn 10 tỉ USD (thông qua ngày 15-12-1941), con số này đã tăng lên thành trên 52 tỉ USD (đệ trình ngày 6-1-1942) và 70 tỉ USD, phần lớn là dành cho nỗ lực chiến tranh (đệ trình ngày 10-1-1944)… Về tăng cờng lực lợng quân sự, không chỉ nam giới mà ngay cả nữ giới cũng đợc huy động để đáp ứng yêu cầu bổ sung nhân lực trong chiến tranh. Kết quả của việc thực hiện những đạo luật quân dịch đợc ban hành trong thời gian này là khoảng 31 triệu đàn ông Hoa Kỳ đã

đăng ký nghĩa vụ quân sự. Nếu tính cả quân tình nguyện, có trên 15 triệu đàn ông và phụ nữ Hoa Kỳ tham gia phục vụ trong quân đội trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai.

Về mặt kinh tế, khi cuộc Chiến tranh Thái Bình Dơng nổ ra, nền kinh tế Hoa Kỳ chuyển hoàn toàn sang phục vụ cho chiến tranh. Từng bớc từng bớc một, các biện pháp mới đợc áp dụng để kiểm soát và vận động nhân dân, doanh nghiệp và các nguồn lực tham gia phục vụ cho chiến tranh. Toàn bộ hoạt động của đất nớc bao gồm nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, khai mỏ, thơng nghiệp, lực lợng lao động, đầu t, viễn thông, thậm chí cả giáo dục văn hóa đều chịu những sự điều chỉnh và mở rộng. Sự thành lập và hoạt động của các cơ quan nh ủy ban sản xuất chiến tranh (War Production Board-WPB),

ủy ban điều tra chiến tranh của Quốc hội (Senate War Investigating Committee-SWIC)... chứng tỏ mục đích chính của các nhà hoạch định chính sách kinh tế là u tiên cao nhất cho sản xuất quân sự khi những nguồn lực trong nớc có hạn, đồng thời vẫn cố gắng duy trì một tỉ trọng hợp lí với khu vực sản xuất dân sự. Đến đầu năm 1944, nền sản xuất quân sự của Hoa Kỳ không những đáp ứng đủ mà còn vợt quá nhu cầu quân sự của đất nớc. Nếu so sánh với khối Trục thì tổng sản lợng của Hoa Kỳ gấp tới hai lần sản lợng của toàn bộ các nớc trong khối này. Điểm qua một vài con số, ta sẽ thấy rõ điều đó. Khi mới bớc vào cuộc chiến, Hoa Kỳ gần nh không có các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất các mặt hàng phục vụ chiến tranh, nhng đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới với khoảng 300.000 máy bay, 86.000 xe tăng, 76.000 tàu thủy và 2,6 triệu súng máy.

Việc nghiên cứu khoa học cũng đợc đặc biệt đẩy mạnh. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Mục đích chủ yếu là để thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực này với các đối thủ của Hoa Kỳ trên chiến trờng, đặc biệt là Đức. Dự án nghiên cứu khoa học quan trọng nhất trong những năm chiến tranh của Hoa Kỳ là dự án nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử (đợc tiến hành trong bí mật). Đến cuối năm 1942, các nhà vật lý Hoa Kỳ đã tạo đợc phản ứng dây chuyền có kiểm soát tại lò phản ứng hạt nhân tại Chicago. Trên cơ sở giải quyết đợc khó khăn lớn nhất trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân, trong 3 năm tiếp theo, chính phủ Hoa Kỳ bí mật đầu t gần 2 tỉ USD (dự án Manhattan) để xây dựng hàng loạt phòng thí nghiệm có

nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kỹ thuật còn lại trong việc biến nguồn năng lợng này thành sức công phá của bom nguyên tử. Cũng trong thời gian này, cùng với việc tăng chi phí cho chiến tranh lên 41% số thuế thu đợc tức là cao hơn 8% so với trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngày 21-10- 1942, Đạo luật về thu nhập đợc thông qua và sẽ đợc áp dụng cho đến khi chiến tranh kết thúc nhằm tăng các khoản thuế lên khoảng 9 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nớc Hoa Kỳ, thuế thu nhập đợc áp dụng cả với nhóm ngời có thu nhập thấp. Danh mục thuế thang bậc từ 35 % đến 60 % về thuế lợi tức phụ cũng đợc thay bằng mức thuế trung bình lên tới 90%. Một năm sau, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật nộp thuế hiện hành, cũng đợc biết đến với tên gọi “Đạo luật bớc ra trả tiền ngay .” Đạo luật này mở đầu việc thu thuế lợi tức trớc khi lơng đợc trả và sẽ trở thành một phần quan trọng của chính sách thuế Hoa Kỳ và hoạt động tài chính của chính phủ. Kết quả là từ năm 1941 đến 1945, thông qua thuế đặc biệt là thuế thu nhập và thuế lợi tức phụ, chính phủ Hoa Kỳ đã tăng các khoản thuế thu đợc lên 138 tỉ USD. Nh- ng cũng trong khoảng thời gian đó, chính phủ liên bang đã chi dùng gấp đôi tổng dự trữ của chính phủ cho đến năm 1941 và gấp 10 lần chi phí cho Chiến tranh thế giới thứ nhất, với tổng số tiền là 321 tỉ USD. Chính vì vậy, nợ quốc gia cũng tăng từ 49 tỉ USD vào năm 1941 lên 259 tỉ USD vào năm 1945.

Về công tác tuyên truyền, Chính phủ Hoa Kỳ thành lập hai cơ quan mới nhằm kiểm soát d luận xã hội. Đó là Cơ quan Kiểm duyệt và Văn phòng Thông tin chiến tranh. Cùng với các cơ quan nêu trên, Hoa Kỳ còn sớm thành lập nhiều ban và tiểu ban hoặc giao thêm nhiệm vụ cho các ban sẵn có nhằm xây dựng kế hoạch chiếm đóng Nhật Bản nói riêng và thực hiện các mục tiêu chiến lợc của Hoa Kỳ nói chung ở châu á sau chiến tranh. Các ban này đợc xây dựng ở hầu khắp các bộ quan trọng của Hoa Kỳ. Trong đó có thể kể đến

ủy ban Liên đơn vị vùng Viễn Đông ( Interdivisional Area Committee on the Far East, viết tắt là IDACFE) trực thuộc Bộ Ngoại giao, Ban Kế hoạch thời hậu chiến (Postwar Programs Committee, viết tắt là PWC), Ban Công tác Dân sự (Civil Affairs Division - CAD) thuộc Bộ Chiến tranh, Ban Các khu vực bị chiếm đóng (Occupied Areas Section) thuộc Bộ Hải quân... Tất cả những chính sách và hoạt động trên không chứng tỏ điều gì khác ngoài việc cả nớc Hoa Kỳ đứng đầu là Tổng thống Roosevelt cùng hớng tới mục tiêu nhất quán

là đánh bại các kẻ thù phát xít, giành thắng lợi trong chiến tranh và thiết lập một trật tự thế giới mới thời hậu chiến, trong đó không ngừng nâng cao địa vị quốc tế của Hoa Kỳ với vị thế là một cờng quốc hàng đầu. Quyết tâm này thể hiện rõ nét qua gợi ý công khai của Roosevelt vào cuối năm 1943: đã đến lúc thay danh xng “Ngài Đờng lối mới” (Dr.New Deal) bằng “Ngài Chiến thắng trong chiến tranh” (Dr.Win In The War).

Sự chuẩn bị tích cực trên nhiều phơng diện đó đã đa Hoa Kỳ từ chỗ là một quốc gia với tiềm lực quân sự có hạn trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới và là nguồn cung cấp đáng kể các sản phẩm quốc phòng cho các nớc đồng minh của Hoa Kỳ. Ưu thế đó của Hoa Kỳ cộng với những hạn chế lớn ngày càng bộc lộ ngay từ sau những chiến thắng ban đầu của Nhật vào cuối năm 1941 đã tạo ra những thay đổi ngày càng có lợi cho Hoa Kỳ. Về mặt quân sự, trận Trân Châu cảng và cuộc tấn công ồ ạt xuống các nớc Đông Nam

á từ tháng 12-1941 đến mùa xuân năm 1942 là những chiến thắng lớn của Nhật Bản nhng về mặt chính trị lại mang những hậu quả bất lợi. Tơng tự nh vậy, việc Nhật Bản lần lợt chiếm đợc quần đảo Philippines, Hồng Công, Mã Lai, Singapore, Miến Điện...và áp đặt ách chiếm đóng, cai trị lên những nơi này đã làm dấy lên phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân châu á.

Phong trào này đã làm cho Nhật Bản - “cờng quốc quân sự hiện đại đầu tiên bị sa vào vũng lầy của chủ nghĩa dân tộc ở châu á”. Việc chiến trờng trải dài quá rộng, các nguồn bổ sung cho không quân và hải quân hạn hẹp hơn Hoa Kỳ, sự thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng do mất đi nguồn cung cấp tới 80% nhu cầu dầu mỏ từ thị trờng Hoa Kỳ, trong khi nguồn bổ sung từ việc khai thác tài nguyên này ở bán đảo Mã Lai và Indonesia không thể bù đắp nổi cũng trở thành những tác nhân tiếp theo khiến cho hạn chế về tiềm lực của Nhật Bản ngày càng bộc lộ rõ. Mặt khác, dới tác động của những thất bại nặng nề trớc quân đội Nhật Bản và sự mất mát một số lợng đáng kể chiến hạm cũ kỹ của hải quân Hoa Kỳ (đặc biệt là ở Hawaii), một sự thay đổi quan trọng và nhanh chóng về mặt quan điểm đã diễn ra trong hàng ngũ các tớng lĩnh hải quân Hoa Kỳ. Quan điểm phổ biến trớc đây coi chiến hạm với vỏ sắt dày và súng lớn là lực lợng chủ lực đã bị thay bằng quan điểm lực lợng tàu sân bay phải đóng vai trò trung tâm trong các kế hoạch tác chiến của hải quân. Với những thay đổi theo hớng ngày càng có lợi đó, Hoa Kỳ tích cực triển khai các hoạt động ngoại giao và quân sự phối hợp với các nớc Đồng minh nhằm giành thắng lợi trong

chiến tranh và tổ chức thế giới sau chiến tranh. Các hoạt động này chủ yếu diễn ra trên hai mặt trận Thái Bình Dơng và lục địa châu á.

Một phần của tài liệu Quan hệ hoa kỳ nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (Trang 53 - 57)