Trên cơ sở đệ trình của tổng thống, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách 1,8 tỉ USD dành cho các biện pháp quốc phòng (ngày 13-6- 1940), 4 tỉ USD cho hoạt động hải quân ở Đại Tây Dơng và Thái Bình Dơng (ngày 20-7-1940). Ngày 20-12-1940, Roosevelt thành lập Văn phòng điều hành sản xuất nhằm phối hợp sắp xếp và xúc tiến sản xuất phục vụ mục đích phòng thủ.
Ngày 29-12-1940, Tổng thống Roosevelt lần đầu tiên công bố trớc công chúng là ông đã tiên liệu vai trò của Hoa Kỳ trớc sự gia tăng xung đột quốc tế là "Kho vũ khí của chế độ dân chủ". Ngày 16-9-1940, lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ có một đạo luật quân dịch trong thời bình. Sự kiện này diễn ra một ngày sau khi Canada và Liên Xô thông báo tuyển quân. Đúng một tháng sau, Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành đăng ký luật nghĩa vụ quân sự. Tiếp đó, ngày 18-8- 1941, Tổng thống Hoa Kỳ ký Đạo luật gia hạn nghĩa vụ quân sự từ 12 tháng lên 18 tháng.
Cùng với việc tích cực chuẩn bị phòng thủ, một trong những nội dung trong chiến dịch kiềm chế và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Nhật Bản của Hoa Kỳ là tăng cờng hợp tác với Anh để chống Nhật ở Thái Bình Dơng và chống lại Đức, ý - đồng minh của Nhật Bản ở châu Âu. Ngày 27-10-1939, với số phiếu thuận 63/30 tại Thợng viện và 243/172 tại Hạ viện, Quốc hội Hoa Kỳ đã xem xét lại Đạo luật trung lập trớc đây và thay bằng "Đạo luật tiền mặt và chuyên chở", theo đó bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí và cho phép Hoa Kỳ bán vũ khí cho các bên tham chiến, miễn là các nớc này trả bằng tiền mặt và chuyên chở những vũ khí ấy bằng tàu thuyền không phải của Hoa Kỳ. Đạo luật này đợc Tổng thống Roosevelt ký ngày 4-11-1939 và trở thành cơ sở pháp lý để Hoa Kỳ tăng cờng viện trợ vũ khí cho Anh, Pháp và đồng minh của họ. Tháng 9-1940, Roosevelt ký hiệp định hành pháp với chính phủ Anh, theo đó Hoa Kỳ cung cấp cho Anh 50 khu trục hạm cũ cùng các vũ khí khác, đổi lại Hoa Kỳ đợc duy trì căn cứ ở Bermuda, Newfoundland và Tây ấn thuộc Anh. Bên cạnh việc tăng c- ờng gửi vũ khí, Hoa Kỳ cũng chuẩn bị các kế hoạch kháng cự phối hợp với Anh. Từ ngày 27-1 đến ngày 29-3-1941, các nhân viên quân sự cấp cao của Hoa Kỳ và Anh đã tổ chức cuộc đàm phán bí mật tại Washington và nhất trí kế hoạch chiến lợc cho chiến tranh trong trờng hợp Hoa Kỳ tham chiến. Theo đó, cố gắng quân sự chủ yếu của Hoa Kỳ sẽ tập trung ở Đại Tây Dơng và châu Âu; Hoa Kỳ sẽ triển khai lực lợng ở Đại Tây Dơng và Địa Trung Hải; để quân Anh có điều kiện bảo vệ lãnh thổ của mình ở Viễn Đông, hạm đội Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các đảo Hawaii, Philippines, Guam, Wake với khả năng đánh nghi binh vào các đảo Marshall và Caroline. Cũng trong thời gian đó, để giải quyết những khó khăn của Anh về yêu cầu phải trả ngay tiền mặt khi mua vũ khí và cân nhắc lợi ích quốc gia của mình, Hoa Kỳ ban hành Đạo luật vay mợn vũ khí (ngày 11-3- 1941). Đạo luật này không những trao cho tổng thống Hoa Kỳ toàn quyền sử
dụng các sản phẩm chiến tranh của đất nớc mà còn mở ra cho Anh và các nớc đợc xác định có lợi ích sống còn với Hoa Kỳ những khoản tín dụng cho vay không hạn chế. Đến cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã viện trợ cho các nớc Đồng minh trên 50 tỉ USD, trong đó gần một nửa viện trợ cho Anh [48,tr.948]. Tháng 8-1941, Hoa Kỳ và Anh đa ra Hiến chơng Đại Tây Dơng, trong đó nêu 8 nguyên tắc dân chủ về mặt quan hệ quốc tế và cam kết trong tr- ờng hợp Hoa Kỳ tham chiến, họ sẽ dành u tiên cho việc chống lại nớc Đức. Theo đánh giá của W.Churchill: "Việc đa vào trong bản tuyên bố lời dẫn chiếu "sự sụp đổ cuối cùng của chế độ chuyên chế Quốc xã" đã là một thách thức mà trong các thời điểm bình thờng có thể hàm ý một hành động chiến tranh" [7, 35].
Những động thái trên cho thấy Hoa Kỳ đã từ bỏ lập trờng trung lập và tích cực chuẩn bị phòng thủ, thực hiện nhiều biện pháp răn đe chống Nhật Bản. Nhng trong khi đa ra những tín hiệu về khả năng Hoa Kỳ sẽ tham chiến, Chính phủ nớc này vẫn cố né tránh một cuộc chiến tranh thật sự với Nhật Bản. Điều đó thể hiện rõ trong các cuộc đàm phán giữa đại diện chính phủ hai nớc và một số quyết định khác của Tổng thống Roosevelt trớc sự kiện Trân Châu Cảng. Tháng 2-1941, trong cuộc hội đàm với Thứ trởng Ngoại giao Nhật Bản Ohashi Chuichi, Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Tokyo Eugene Doorman đã nêu rõ lập trờng của Hoa Kỳ là duy trì chính sách "mở cửa" và sự cân bằng quyền lực ở Viễn Đông. Khi Ohashi đặt câu hỏi "Có phải ngài ám chỉ rằng nếu Nhật Bản tấn công Singapore thì sẽ có chiến tranh với Hoa Kỳ chăng?", Doorman trả lời một cách đầy ẩn ý rằng: Sẽ thật vô lý khi nghĩ rằng Hoa Kỳ, trong khi đang rót đạn dợc cho Anh, lại cảm thấy thỏa mãn với việc những mối liên hệ giữa Anh với các thuộc địa và lãnh thổ tự trị thuộc Anh đang bị suy giảm đi. Vì vậy, nếu Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào làm phơng hại đến sự an toàn của những mối liên hệ này, dù bằng những hành động trực tiếp hay tự đặt mình vào vị trí đe doạ những mối liên hệ đó, thì sẽ đứng trớc khả năng xung đột với Hoa Kỳ [36, 95].