Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo khái quát

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TRIZ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO DÙNG CHO DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN “TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM BỒI DƯỠNG TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (Trang 33 - 35)

Đối với học sinh khá và giỏi, GV có thể chỉ hướng dẫn phương hướng chung để giải quyết vấn đề, HS sẽ tự vạch kế hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch đó. Câu hỏi có dạng:

- Kết quả cần đạt là gì?

- Có những cách nào dẫn đến kết quả đó? Với những dữ kiện đề cho có thể sử dụng cách nào? - Cần tìm thêm những điều kiện nào? Có thể tạo ra các điều kiện ấy không?

Nếu lớp không chỉ có HS khá giỏi thì GV kết hợp hướng dẫn tìm tòi sáng tạo khái quát với tìm tòi sáng tạo từng phần để các em có thể tham gia ở các giai đoạn khác nhau giải quyết vấn đề.

Như vậy để học sinh được rèn luyện các nguyên tắc sáng tạo khi tư duy giải quyết vấn đề, GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng nhắm vào việc sử dụng các thủ thuật sáng tạo của TRIZ. Tuỳ theo mức độ khó của bài toán và trình độ học sinh mà GV có thể lựa chọn và kết hợp các cách hướng dẫn nêu trên cho hiệu quả và phù hợp.

1.6.4.2. BTST nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo trong các loại bài học vật lý ở trường phổ thông

BTST vật lý có thể được sử dụng một cách đa dạng trong các tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học vật lý để bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh.

BTST được sử dụng vào tiết học xây dựng kiến thức mới: trong đó BTST có thể được đưa ra như một tình huống có vấn đề hay một bài tập để học sinh chuẩn bị trước ở nhà và trình bày trong tiết

học, hay có thể là một số bài tập dưới dạng những câu hỏi để học sinh tư duy trong quá trình học. Cùng với việc đưa ra bài tầp, giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi định hướng tư duy giúp học sinh có thể vận dụng các thủ thuật sáng tạo để giải quyết vấn đề.

BTST được sử dụng làm bài tập về nhà để học sinh củng cố mà mở rộng kiến thức, rèn luyện cách thức làm việc nhóm, tra cứu tham khảo các tài liệu và người xung quanh, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

BTST được sử dụng trong tiết luyện tập, ôn tập : bài tập này có thể được giáo viên đưa ra với nhiều hình thức khác nhau như các câu hỏi vui, các bài tập mà HS cần vận dụng nhiều kiến thức của chương để giải quyết, các bài tập dạng sơ đồ tư duy để học sinh có thể có thể hệ thống hoá tổng quát kiến thức chương…

BTST được dùng trong tiết thực hành thí nghiệm: thật ra tiết thực hành thí nghiệm quy định trong chương trình SGK đã vạch sẵn các bước tiến hành thí nghiệm cho học sinh, không cần đến sự sáng tạo. Tuy nhiên giáo viên có thể biến đổi tiết học ấy thành việc giải các BTST với các dụng cụ của phòng thí nghiệm và dụng cụ tự chế tạo thêm của học sinh. Có thể giáo viên yêu cầu HS thiết kế thí nghiệm để đo đạc đại lượng nào đó, nghĩ ra cách cải tạo một dụng cụ nào đó, hay phát triển tiếp thí nghiệm SGK để đo một đại lượng khác chẳng hạn…

BTST được dùng trong hoạt động ngoại khoá: đa số là các bài tập ứng dụng kiến thức kĩ năng vật lý để thiết kế các mô hình, sản phẩm thực tế, các trò chơi vật lý giúp các em hứng thú và thấy được ích lợi của việc học vật lý, có một sân chơi để các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo và các kỹ năng hành động trong thực tế.

Ngoài ra BTST củng có thể được dùng kết hợp vào kiểm tra hay thi tuyển HS giỏi bên cạnh các bài tập luyện tập thông thường, như vậy các em sẽ tránh được việc học vẹt, làm bài theo khuôn mẫu mà không hiểu rõ vấn đề. Qua đó GV cũng đánh giá được mức độ độc lập và sáng tạo của học sinh trong tư duy.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TRIZ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO DÙNG CHO DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN “TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM BỒI DƯỠNG TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)