III. Báo cáo nhóm
14. Nguyên tắc vượt nhanh
* Nội dung:
- Vượt qua các gai đoạn có hại hay nguy hiểm với vận tốc lớn - Vượt nhanh để có hiệu ứng cần thiết
* Nhận xét:
- Nếu tác động có hại thì phải vượt nhanh, tức là giảm thời gian có hại đến mức tối thiểu - Vượt nhanh đem lại tính chất hiệu ứng mới cho đối tượng . Ví dụ việc hạ nhiệt độ thật nhanh áp dụng trong quá trình tôi hoặc chế tạo chất vô định hình
- Tinh thần chung là cần chú ý đến khả năng tăng năng súât công việc
* Các ví dụ:
- Máy khoan răng có tần số vòng quay lớn
- Nhờ sự lưu ảnh của mắt mà trong điện ảnh các hình ảnh nếu xuất hiện liên tục trong thời gian ngắn giúp tạo ra các đoạn phim như các vật đang chuyển động thật
- Khi thực hiện thí nghiệm biểu diễn tác dụng của lực trong thời gian ngắn không làm thay đổi động lượng của vật theo công thức của định luật II Niutơn, ta đặt một tờ giấy dưới đáy li và giật mạnh tờ giấy thật nhanh, li vẫn đứng yên không bị ngã hay chuyển động
- Khi chích thì người ta đâm và rút kim thật nhanh
- Khi làm thí nghiệm 2 dòng điện song song hút nhau hay đẩy nhau, ta đóng mạch trong thời gian ngắn thật nhanh vì có hiện tượng đoản mạch có thể làm hại nguồn và nóng dây dẫn vào và lấy ra.
15. Sử dụng các vật liệu hợp thành
* Nội dung:
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng vật liệu hợp thành (vật liệu mới)
* Nhận xét:
- Tinh thần chung là chú ý đến tính hệ thống và tính mới.
* Các ví dụ:
- Nhựa có cốt là sợi cacbon được dùng làm vỏ động cơ phản lực
- Đinh nhựa có ưu điểm : không bị từ hoá, không bị gỉ, ăn nhanh vào gỗ…