Nguyên tắc linh động

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TRIZ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO DÙNG CHO DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN “TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM BỒI DƯỠNG TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (Trang 26 - 27)

* Nội dung: Các thành phần khác nhau trong bài toán có thể có các vai trò, chức năng khác nhau trong từng giai đoạn, cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài để chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.

* Nhận xét: Cần bao quát toàn diện quá trình làm việc của đối tượng để làm cho đối tượng tối ưu hơn trong từng giai đoạn làm việc. Muốn thế cấu trúc đối tượng phải có các mối liên kết “mểm dẻo”, có nhiều trạng thái để từng phần đối tượng có khả năng dịch chuyển với nhau. Từ đó giúp đối

tượng có thể có nhiều vai trò, tiết kiệm không gian, nguyên vật liệu. Nguyên tắc linh động phản ánh khuynh hướng phát triển nên có tính định hướng cao, dùng trong việc đặt bài toán, phê bình cái đã có và dự báo. Về tư duy sáng tạo, cần khắc phục tính ì tâm lý để suy nghĩ, cách tiếp cận trở nên linh động, tránh giáo điều, cứng nhắc.

* Các ví dụ:

- Máy phát điện dùng sức gió có bộ phận xoay để cách quạt quay về phía có gió thổi tới trực tiếp. - Dao rọc giấy, dao gập khi không dung đến có thể xếp vào phần cán giúp cất giữ, di chuyển an toàn. Tương tự bút bi, bút chì có thể bấm ngòi đưa ra hay thụt vào.

- Giá đỡ micro giúp điều chình micro phù hợp ngang tầm với người nói, micro không dây, micro thu nhỏ gắn vào áo.

7. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa

* Nội dung: Nếu bài toán khó nhận được hiệu quả cần thiết 100% thì nên nhận ít hơn một chút, lúc đó bài toán có thể đơn giản và dễ giải hơn.

* Nhận xét: Tinh thần chung là không nên quá cầu toàn, chờ đợi điều kiện lý tưởng, nếu bài toán là khó thì có thể giảm bớt đòi hỏi làm bài toán dễ hơn dù kết quả không thật như ý muốn hay làm bài dễ hơn bằng cách đưa về trường hợp đặc biệt để tìm ra những gợi ý có giá trị cho việc giải bài toán khó.

* Các ví dụ:

- Nguyên tắc này có ý nghĩa với học sinh khi các em đào sâu thêm bài toán, tạo ra bài toán mới để giải và tìm ra kiến thức tổng quát. Ví dụ khi tìm hiểu công thức tính momen của lực từ tác dung lên khung dây trường hợp khung vuông góc với đường sức từ hay song song với đường sức từ theo sách giáo khoa, học sinh tiếp tục tìm công thức trong trường mặt phẳng khung không song song cũng không vuông góc với đường sức từ, từ đó suy ra công thức tổng quát.

- Khi giải bài toán về mạch điện trong đoạn mạch có R, vì có dòng điện qua R thay đổi nhưng nếu chỉ tính sự thay đổi không đáng kể trong thời gian cho phép, ta xem R là hằng số.

- Khi giải bài tập về quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí nhất định, ví dụ như khí trong bóng đèn, khi nhiệt độ tăng thì bóng đèn giản nở nhưng không đáng kể, ta có thể xem đó là quá trình đẳng tích để bài toán đơn giản hơn.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TRIZ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO DÙNG CHO DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN “TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM BỒI DƯỠNG TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)