- Đặt một miếng giấy chạm vào dây một thời gian, nếu giấy nóng lên thì có dòng điện Số HS giơ tay phát biểu ở lớp 11A2 và 11A3 là hơn 30 em.
Phân phối tần suất
Thực nghiệm Đối chứng
Dựa vào đồ thị phân phối tần suất và phân phối tần suất luỹ tích có thể rút ra những nhận xét sau
Phân phối điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có dạng giống với đường phân phối chuẩn cho thấy điểm số tập trung nhiều ở mức trung bình và trình độ học tập của học sinh trong lớp khá đồng đều.
- Điểm trung bình của bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, lớp thực nghiệm có nhiều HS đạt điểm từ trung bình khá trở lên nhiều hơn lớp đối chứng.
- Đường phân phối tần súât luỹ tích của lớp thực nghiệm nằm lệch về bên phải và phía dưới lớp đối chứng cho thấy phần trăm HS có điểm số dưới điểm Xi của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm cho thấy điểm số HS lớp đối chứng thấp hơn, HS lớp thực nghiệm có điểm cao tập trung nhiều hơn. Kết quả học tập lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
* Kiểm định giả thuyết thống kê
Gọi HRoR là giả thiết thống kê: sự khác nhau giữa X RTNR và X RĐC Rlà do ngẫu nhiên với mức ý nghĩa α = 0,05.
Gọi H1 là đối giả thiết: sự khác nhau giữa XRTNR và X RĐC Rlà thực chất .
Để tiến hành kiểm định chúng tôi tính đại lượng kiểm định t theo công thức :
TN ÐC TN ÐC p TN ÐC n n X X t S n n − = + trong đó ( 1) 2 ( 1) 2 2 TN TN ÐC ÐC p TN ÐC n S n S S n n − + − = + − Từ đó ta tính được: SRpR = 1,53 và t = 3,58
Tra bảng tìm giá trị tới hạn tRαRtrong bảng phân phối t, ứng với mức ý nghĩa α=0,05 và bậc tự do f = nR1R+nR2R-2 ta thấy tRαR = 1,64
Như vậy t > tRαRnên ta bác bỏ giả thiết HRoR. Do đó sự khác nhau giữa X RTNR và X RĐC R(cụ thể X
RTNR >X RĐC R) là thực chất do vịêc sử dụng các giáo án và bài tập sáng tạo trong dạy học vật lý mà có được.
* Kết luận
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là thực chất do các bài tập sáng tạo được sử dụng vào dạy học vật lý mang lại, không phải do ngẫu nhiên.
- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng cho thấy sự chênh lệch giữa các HS trong lớp thực nghiệm ít hơn lớp đối chứng do các em hứng thú, hiểu bài rõ hơn.
- Đồ thị tần suất luỹ tích cho thấy chất lượng điểm số của các bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng cho thấy hiệu quả của các bài tập sáng tạo giúp các em tiếp thu bài tốt và giải quyết các vấn đề tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- BTST tạo ra sự thích thú và yêu thích vật lý cho HS, đặc biệt với HS khá giỏi. BTST đã xây dựng cùng câu hỏi định hướng tư duy là vừa sức với HS, các em có thể giải quyết các vấn đề một mình hoặc làm việc nhóm với các bài tập khó hơn hay đòi hỏi lắp ráp, chế tạo dụng cụ. Thời gian để HS chuẩn bị và làm các BTST phù hợp nên HS, các chi phí cho việc làm BTST cũng vừa sức HS có thể hoàn thành các nhiệm vụ GV giao về BTST.
GV có trình độ trung bình trở lên có thể nghiên cứu và sử dụng BTST vào dạy học vật lý. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, chưa có hệ thống BTST, GV chưa quen với việc vận dụng các nguyên tắc sáng tạo để xây dựng BTST và đặt câu hỏi định hướng tư duy nên việc soạn giáo án sử dụng BTST là khá mất thời gian vàa công sức. Tuy nhiên nếu đã có hệ thống bài tập cùng sự chung tay của nhiều người thì thời gian ấy sẽ rút ngắn lại và giáo án phong phú giúp HS yêu thích học vật lý và GV say mê sáng tạo các bài tập vật lý.
Có thể bồi dưỡng cho HS các nguyên tắc sáng tạo thông qua các mẫu chuyện, tranh vẽ hay các ứng dụng thực tế trong đời sống. GV có thể tiến hành việc này ở các giờ chuyển tiết giúp HS thư giãn. Sau đó và việc thực hành vận dụng các nguyên tắc đó vào giải BTST qua các câu hỏi định hướng tư duy, trong các suy nghĩ giúp tìm ra kiến thức mới, trong các ứng dụng vật lý được đề cập…
Các BTST đã xây dựng và đề xuất vào các hình thức dạy của tiết thực nghiệm là phù hợp với thời lượng lên lớp của các giờ học. Sử dụng BTST vào dạy học vật lý giúp nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc so sánh điểm số các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng, Đồng thời qua sự quan sát và bản câu hỏi điều tra cho thấy BTST tạo ra sự yêu thích quan tâm của HS, giúp các em có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. BTST giúp cho các hình thức học tập Vật lý được phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên BTST không thể hoàn toàn thay thế các bài tập luyện tập. BTST chỉ phát huy tác dụng khi HS nắm vững kiến thức cơ bản. Do đó cần sử dụng đan xen một cách hợp lý giữa BTST và bài tập luyện tập để đem lại hiệu quả tốt nhất.
KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay, tư duy sáng tạo là yếu tố hàng đầu và then chốt của người lao động giỏi và là nguồn lực quý giá của mỗi quốc gia tạo ra sự phát triển vượt bậc. Bồi dưỡng tư duy sáng tạo chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Chính vì thế nhiệm vụ này phải được nghiên cứu và đầu tư đúng mức, khoa học nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS hiệu quả.
Bên cạnh các biện pháp giúp bồi dưỡng tư duy sáng tạo khác, BTST là một phương tiện hữu hiệu và thiết thực. Mặt khác lý thuyết TRIZ với các công cụ hữu hiệu giúp định hướng tư duy hiệu quả để giải quýêt vấn đề đang được dạy và vận dụng ở nhiều nước phát triển là chìa khoá dẫn đến việc điều khiển tư duy sáng tạo trong dạy học vật lý nói riêng và dạy học nói chung. Do đó việc vận dụng TRIZ xây dựng và sử dụng BTST vào dạy học vật lý để bồi dưỡng tư duy HS là việc cần được tiến hành chung tay và ủng hộ từ các GV, các nhà nghiên cứu giáo dục và các nhà quản lý giáo dục. Trong đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về tư duy sáng tạo, các đặc điểm và biện pháp giúp bồi dưỡng tư duy sáng tạo, nghiên cứu về lý thuyết TRIZ (bước đầu là 40 thủ thuật sáng tạo), BTST về vật lý, mối liên hệ giữa TRIZ và BTST, đề xuất phương pháp xây dựng các BTST từ các bài tập cơ sở đã có, đề xuất biện pháp và các hình thức giúp sử dụng BTST vào dạy học vật lý phần “từ trường và cảm ứng điện từ” lớp 11. Qua đó đề tài đã giải quyết được các vấn đề như sau:
* Về mặt lý luận
- Làm rõ vai trò và các biện pháp giúp bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS trong dạy học vật lý. - Phân tích các thủ thuật sáng tạo của TRIZ trong việc định hướng tư duy sáng tạo.
- Phân tích vai trò của BTST và tác dụng của nó trong dạy học vật lý. * Về mặt nghiên cứu ứng dụng
- Đề xuất phương án xây dựng các BTST và phương pháp, hình thức sử dụng BTST vào dạy học vật lý.
- Xây dựng được 20 BTST phần “từ trường và cảm ứng điện từ”, xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy cho HS trong quá trình giải bài tập. Các bài tập và câu hỏi này được xây dựng dựa vào các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ.
- Đề xuất các phương án sử dụng BTST đã xây dựng vào các hình thức dạy học khác nhau và áp dụng một số bài tập đã soạn vào các giáo án thực nghiệm sư phạm nhắm đánh giá tính khoa học và thực tiễn của hệ thống BTST đã xây dựng, khả năng và hiệu quả của các hình thức, biện pháp đã sử dụng.
Một số khó khăn khi áp dụg BTST vào dạy học vật lý:
- Lý thuyết về TRIZ với các thủ thuật sáng tạo mới được áp dụng và chưa được phổ biến rộng rãi, đa số GV chưa quan tâm và tìm hiểu lý thuyết này.
- Số BTST còn ít và chưa được hệ thống ở các SGK, sách bài tập, đề cương của các trường. Vì thế đòi hỏi GV phải tự xây dựng hệ thống bài tập. Việc này cần nhiều thời gian, công sức.
Chúng tôi kiến nghị các nhà quản lý giáo dục tổ chức tập húân cho GV về lý thuyết TRIZ, việc xây dựng và sử dụng hệ thống BTST trong dạy học. Với sự chung tay và sáng tạo của nhiều người chúng ta sẽ có được hệ thống BTST vật lý giúp bồi dưỡng tư duy sáng tạo hiệu quả, tạo ra sự yêu thích, hứng thú cho HS khi học vật lý, gắn kết kiến thức đã học vào đời sống, kỹ thuật.
Vận dụng BTST vào dạy học vật lý theo các nguyên tắc sáng tạo của TRIZ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. Đề tài mới chỉ là sự nghiên cứu bước đầu của việc vận dụng TRIZ cũng như BTST vào dạy học vật lý, do đó chưa hoàn thiện và cần được nghiên cứu thêm nhiều hơn để việc vận dụng được hiệu quả và phát triển. Thời gian tới tôi tiếp tục nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện hơn các BTST phần từ trường và cảm ứng điện từ, mở rộng sang các phần khác của vật lý phổ thông, vận dụng vào các hình thức dạy học khác nhau, tạo sự quan tâm và ủng hộ từ các GV đồng nghiệp để BTST được sử dụng đồng bộ trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo của HS. Hơn nữa BTST không thể hoàn toàn thay thế các bài tập luyện tập. BTST chỉ phát huy tác dụng khi HS nắm vững kiến thức cơ bản. Do đó cần nghiên cứu sử dụng đan xen một cách hợp lý giữa BTST và bài tập luyện tập để đem lại hiệu quả tốt nhất.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
GIÁO ÁN 1
PHƯƠNG CHIỀU CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
U
I.Mục tiêu
*Kiến thức :
- Trình bày phương của từ trường tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện
- Phát biểu quy tắc bàn tay trái dùng để xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện
*Kỹ năng
- Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ
- Thiết kế và bố trí thí nghiệm để xác định phương chiều của lực từ, thấy được mối liên hệ giữa
phương chiều của lực từ với phương chiều của cảm ứng từ và chiều dòng điện *Thái độ
- Hứng thú với các thí nghiệm vật lý nhằm tìm ra kiến thức, sáng tạo trong thí nghiệm
- Có tinh thần làm việc nhóm, tác phong làm việc khoa học,cẩn thẩn, tỉ mỉ chính xác
U
II. Chuẩn bị
*Giáo viên :
- Chia nhóm, giao bài tập về nhà cho học sinh và một số dụng cụ thí nghiệm cần thiết
- Định hướng tư duy cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi cho trước trong phiếu bài tập
* Học sinh :
- Đọc SGK, ôn lại kiến thức về từ trường đã học ở lớp 9
- Làm bài tập, trả lời các câu hỏi định hướng
- Tiến hành thí nghiệm thử các ý tưởng đã soạn
U