III. Báo cáo nhóm
6. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
* Nội dung:
- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng súât không cho phép, không mong muốn khi làm việc, hoặc để sử dụng khi cần ứng súât ngược lại.
* Nhận xét:
- “Ứng suất không đơn thuần là sự nén, hay kéo mà là bất kì tác động,ảnh hưởng nào.
- Thông thường có tác động sẽ có phản tác động, cần chú ý sao cho phản tác động mang lại lợi ích nhất.
- Nguyên tắc này kết hợp với các nguyên tắc: 10-thực hiện sơ bộ, 11-dự phòng giúp đối tượng có những tính chất mới, đòi hỏi sự nhìn trước, dự báo, tưởng tượng, chuẩn bị giải pháp.
* Ví dụ:
- Trong thí nghịêm về định luật III Niutơn, đầu tiên người ta cột 2 xe lại với nhau bằng dây và kẹp vào giữa một lò xo bị nén để khi đốt dây, lò xo bung ra làm 2 xe chuyển động về 2 hướng ngược nhau.
- Muốn dùng ăcquy phải nạp điện trước.
- Bơm nước lên bồn cao để dùng dòng nước chảy xuống.
- Để li hay vật thuỷ tinh không nứt khi đổ nước sôi vào ta cần tráng sơ li với nước nóng trước sau đó mới đổ nhiều nước vào.
7.Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
* Nội dung:
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có hoàn toàn hay từng phần với đối tượng.
- Sắp xếp đối tượng cho trước sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất không mất thời gain dịch chuyển.
- Có những việc dù thế nào cũng phải thực hiện nên đòi hỏi tính đến khả năng thực hiện trước một phần hoặc toàn bộ sẽ có lợi nhiều so với thực hiện ở hiện tại.
- Tinh thần chung : trước khi làm việc gì phải có sự chuẩn bị chu đáo và hoàn thiện. - Dùng chung với nguyên tắc 9-gây ứng súât sơ bộ và 11- dự phòng.
* Ví dụ :
- Các chi tiết được lắp ghép sẵn để làm nhà tiền chế, lắp ghép. Bêtông đúc sẵn - Khi làm bài tập HS tóm tắt bài trước và đổi các đơn vị cần thiết
- Hộp keo mua về có đặt sẵn kim nhọn để dùng chọc vào miệng chai khi dùng.
8.Nguyên tắc dự phòng
* Nội dung:
Bù đằp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu an toàn.
* Nhận xét:
- Bất kể công việc gì đều có thể có những rủi ro do điều kiện môi trường thời gian thay đổi…nên cần phải tiên liệu trước để dự phòng.
- Mọi cái đều có phạm vi áp dụng của nó, nếu ra ngoài phạm vi này lợi có thể biến thành hại. - Khuynh hướng phát triển là làm tăng độ tin cậy của đối tượng, cẩn thận cảnh giác và chuẩn bị biện pháp đối phó từ trước.
* Các ví dụ:
- Lắp đặt các loại cầu chì, van, chốt an toàn trong mạch điện, bình ga, nồi áp suất,bình chữa cháy …
- Ở các giao lộ có đèn tín hiệu, chuông báo nguy hiểm ở đường ray xe lửa, biển báo nguy hiểm gần trường học, công trường…
- Khi tiến hành các thí nghiệm vật lý phải chú ý tính an toàn : kiểm tra sơ đồ mạch điện trước khi bắt nguồn, có dụng cụ như hộp cát mềm để đỡ các vật rơi tự do…
- Khi giải các bài tập cần chú ý phạm vi áp dụng của định luật : chỉ có thể áp dụng định luật bảo toàn cơ năng giải bài toán vật rơi hay ném trường hợp không có lực cản, lực ma sát, đồ thị U-I trong định luật Ôm U= IR chỉ là đường thẳng khi R không đổi nhưng khi có dòng điện qua thì R tăng nên đồ thị không thẳng mà hơi cong…