III. Báo cáo nhóm
17. Nguyên tắc quan hệ phản hồ
* Nội dung:
- Thiết lập quan hệ phản hồi
- Nếu đã có quan hệ phản hồi , hãy thay đổi nó
* Nhận xét:
- Ở đâu có sự điều khiển thì ở đó cần chú ý quan hệ phản hồi và hoàn thiện nó
- Khi thành lập quan hệ phản hồi cần chú ý tận dụng nguồn dự trữ có sẵn trong hệ để đưa ra cấu trúc tối ưu
- Nguyên tắc này phản ánh khuynh hướng phát triển : làm tăng tính điều khiển của đối tượng (tự động hoá) nên rất có ích cho việc suy nghĩ định hướng như lựa chọn bài toán, cách tiếp cận dự báo, giúp người giải rút kinh nghiệm dựa trên tác động ngược lại, tự điều chỉnh để ngày càng tiến bộ, tránh mắc lại sai lầm của mình và người khác
* Các ví dụ:
- Phao xăng trong bình xăng xe máy có tác dụng chỉ ra mức xăng cho người đi xe biết không cần nhìn vào bình
- Đèn đường tự động bật khi trời tối và tắt khi trời sáng
- Ấm đun nước reo lên khi nước sôi, nồi cơm điện tự ngắt chế độ nấu khi cơm vừa chín tới chuyển sang chế độ làm ấm
- Khi đặt một kim nam châm gần dây dẫn mang dòng điện thì kim nam châm bị lệch đi cho phép ta suy luận dòng điện cũng tác dụng lên nam châm, dòng điện cũng có từ tính. Từ đó tiến hành thí nghiệm với 2 dòng điện song song đặt gần nhau xem chúng có tác dụng lên nhau không (vì cả 2 đều có từ tính)
- Role tự động trong cầu dao điều khiển máy bơm nước giúp máy tự động bơm lên khi bồn gần hết nước và tự ngắt khi bồn đầy nước.